Tổng Quan Bệnh Ung Thư Vòm Hầu: Dấu Hiệu Và Các Điều Trị
Tại các nước Âu Mỹ thì ung thư vòm hầu là căn bệnh khá hiếm gặp nhưng tại Châu Á nói riêng và Việt Nam nói chung thì đây lại là căn bệnh thường gặp. Theo tổ chức ghi nhận ung thư Thế Giới (Globocan) thì vào năm 2012, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm hầu chỉ có khoảng 0,5/100.000 người. Nhưng tại Việt Nam thì tỷ lệ này khá cao, khoảng 5,4/100.000 người và ung thư vòm hầu đứng thứ 8 trong các loại ung thư phổ biến nhất.
là bệnh xảy ra ở mũi hầu, hình thành khi các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát làm thay đổi cấu trúc của bộ phận này. Các tế bào ung thư sẽ phát triển rất nhanh và có thể lây lan và tấn công các mô khỏe mạnh ở quanh khu vực mắc bệnh, còn gọi là di căn. Ung thư vòm hầu thường tiến triển theo 4 giai đoạn gồm: giai đoạn khởi phát, giai đoạn tiến triển, giai đoạn lây lan và giai đoạn di căn.
Theo các chuyên gia thì bệnh ung thư vòm hầu có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhưng thường hay phát hiện ở tuổi từ 40 đến 60 tuổi là nhiều nhất. Ngoài ra, tỉ lệ nam giới mắc bệnh sẽ cao hơn so với nữ giới. Bệnh ung thư vòm hầu có thể được điều trị nếu được phát hiện sớm nhưng phần lớn bệnh nhân đều phát hiện khi đã vào những giai đoạn cuối do triệu chứng của bệnh không rõ ràng, khó nhận biết.
Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm hầu là gì. Tuy nhiên, họ đã nắm được những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Nhiễm virus EBV hoặc HPV: Đây là những loại virus thường lây truyền qua đường nước bọt hay tình dục và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư vòm hầu.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Những người có thói quen thường xuyên ăn nhiều món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn ướp muối, đồ lên men sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm hầu.
- Sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu bia là những thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích sẽ gây tổn thương cho vòm họng, hầu. Nếu như bạn dùng quá nhiều sản phẩm này thì sẽ rất dễ mắc bệnh ung thư vòm hầu.
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư vòm hầu thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Việc phải thường xuyên làm việc, tiếp xúc với những chất độc hại sẽ khiến cho chúng ta có thể mắc phải bệnh ung thư vòm hầu.
Trong thời gian khởi phát, các dấu hiệu của bệnh ung thư vòm hầu thường không rõ ràng mà nó sẽ tăng dần theo thời gian với những triệu chứng cụ thể sau:
Những dấu hiệu nói trên tuy rằng có tỷ lệ khả cao là của bệnh ung thư vòm hầu nhưng cũng có thể đó là triệu chứng của nhiều loại bệnh khác. Cho nên để biết chính xác được bệnh tình của mình thì các bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám là tốt nhất.
Để tránh cho mình không bị mắc bệnh ung thư vòm hầu thì các bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh với việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ những thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc để cung cấp năng lượng, bổ sung hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Đồng thời nên hạn chế những món ăn có chứa quá nhiều đường, muối, đồ ăn lên men, đồ chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ... vì những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư vòm hầu.
- Không nên hút thuốc lá, hạn chế uống quá nhiều bia rượu vì trong những thực phẩm này có chứa rất nhiều chất độc hại sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và dễ mắc bệnh ung thư vòm hầu hơn.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn và chủ động tiêm phòng virus HPV để tránh bị lây nhiễm vì đây là một trong những yếu tố có khả năng gây bệnh ung thư vòm họng tương đối cao.
- Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải chú ý tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng nhằm giúp ngăn ngừa các nguy cơ gây bệnh ung thư vòm hậu tối ưu.
- Quan trọng nhất là bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kịp thời phát hiện bệnh và chữa trị ngay từ những giai đoạn đầu sẽ mở ra cơ hội chữa bệnh thành công hơn.
- Xạ trị: Là phương pháp dùng tia năng lượng cao để chiếu vào khối u và hạch cổ nếu có nhằm giúp tiêu diệt và loại bỏ tế bào ung thư.
- Hóa trị: Là phương pháp dùng các loại thuốc đặc trị đưa vào cơ thể bằng đường uống hoặc tiêm để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp này có thể được kết hợp với xạ trị nhằm giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.
- Phẫu thuật: Là phương pháp cắt bỏ khối u và một số mô xung quanh và thường được áp dụng trong trường hợp hạch cổ tồn lưu sau điều trị hoặc tái phát.
Cũng như nhiều loại bệnh ung thư khác thì để điều trị ung thư vòm hầu, các bác sĩ cũng sẽ áp dụng các phương pháp điều trị bao gồm:
- Bệnh nhân ung thư vòm hầu thường có những triệu chứng như khó nuốt, ăn uống không ngon, buồn nôn... Cho nên các bạn hãy chú ý thường xuyên thay đổi thực đơn, lựa chọn những món yêu thích của người bệnh để kích thích họ ăn uống tốt hơn.
- Cùng với đó, chúng ta hãy xay nhỏ món ăn thành dạng cháo, súp mềm, lỏng để cho người bệnh dễ ăn, dễ nuốt hơn, hạn chế tình trạng khó tiêu và buồn nôn hiệu quả. Hạn chế những thực phẩm cứng, khó nhai và nuốt để tránh làm tổn thương người bệnh.
- Đồng thời, hãy chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày chia bữa ăn trong ngày thành 5 hoặc 6 bữa để giúp giúp bệnh nhân dễ ăn và hấp thu được nhiều dinh dưỡng hơn.
- Áp dụng một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất... nhằm tăng sức đề kháng, năng lượng cho người bệnh để có thể hoàn thành phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra.
- Lưu ý không được sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hoặc những thực phẩm không lành mạnh như đồ lên men, muối chua, đồ ăn quá cay, chua... để tránh cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không được bỏ dở hay tùy tiện sử dụng bất cứ loại thuốc nào để tránh làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
- Khi mắc bệnh ung thư vòm hầu thì các bệnh nhân sẽ khó tránh khỏi cảm giác bi quan, tâm lý lo lắng và có lúc muốn buông xuôi. Do đó mà người thân hãy luôn bên cạnh chăm sóc, động viên họ vì đây chính là liều thuốc tốt nhất giúp cho bệnh nhân lấy lại tinh thần dũng cảm chống chọi với bệnh tật.
Nhằm giúp cho bệnh nhân có thể nâng cao hiệu quả điều trị và nhanh chóng bình phục thì các bạn cần nắm được cách chăm sóc sau đây:
là bệnh rất khó phát hiện trong giai đoạn đầu nhưng tốc độ tiến triển của nó khá nhanh và hung hãn, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Do đó mà những kiến thức chúng tôi chia sẻ nói trên sẽ là một cẩm nang hữu ích giúp cho các bạn có thể biết cách để bảo vệ mình trước căn bệnh nguy hiểm này một cách tốt nhất.