Dấu Hiệu Ung Thư Cổ Tử Cung Và Một Số Điều Cần Lưu Ý
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến nhất đối với nữ giới và có tỷ lệ tử vong cao nếu không được điều trị sớm. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ không có dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm. Việc phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị cũng như kết quả điều trị. Vậy cần lưu ý những nào để phát hiện sớm căn bệnh này mời các bạn tham khảo bài viết sau.
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ở tử cung - bộ phận có hình nón cụt và là một phần của hệ cơ quan sinh dục nữ.
2. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thường không có dấu hiệu hoặc triệu chứng đặc trưng. Bất kỳ điều nào sau đây có thể là dấu hiệu hoặc triệu chứng của ung thư cổ tử cung:
- Đau vùng chậu: cần đặc biệt lưu ý nếu cảm thấy vùng xương chậu đau nhức trong thời gian ngoài kỳ kinh.
- Chảy máu kinh nguyệt lâu hơn và nhiều hơn bình thường: Đối với số đông khi mà chu kỳ kinh nguyệt đang tương đối đều đặn bỗng nhiên có sự thay đổi (loại trừ nguyên nhân do căng thẳng hay thay đổi chế độ sinh hoạt...) thì có thể nghĩ đến trường hợp những thay đổi bất thường tại cơ quan sinh sản, đặc biệt là ung thư cổ tử cung đã gây ảnh hưởng đến chu trình phát triển của trứng và sự cân bằng của các hormon trong cơ thể phụ nữ. Điều này dẫn đ ến chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ xảy ra những bất thường như là có thể đến trễ hơn, kéo dài hơn, lượng máu ra nhiều hơn hoặc thậm chí máu kinh thay đổi màu sắc (đen sẫm).
- Đau khi giao hợp hay chảy máu sau khi giao hợp: Bình thường chảy máu khi quan hệ có thể xảy ra nhưng nếu việc đó diễn ra thường xuyên và có kèm theo đau đớn thì bạn nên đi khám vì nó có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
- Âm đạo tiết dịch bất thường: Tăng tiết dịch âm đạo, dịch âm đạo có máu, có thể thay đổi màu sắc (màu xanh, vàng) và có mùi hôi.
- Chảy máu sau mãn kinh: Khi bạn đã mãn kinh nhưng lại xuất hiện lại tình trạng chảy máu thì nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này vì đây cũng là một trong những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung cần lưu ý.
- Thói quen tiểu tiện bất thường: Bạn cần lưu tâm khi đi tiểu mà nước tiểu lẫn máu, đau buốt khi đi tiểu, hắt hơi hay vận động mạnh cũng bị rò rỉ nước tiểu...
- Đau vùng chậu kéo dài và hoặc đau lưng: Nếu không phải do các vấn đề về xương khớp mà bạn vẫn xuất hiện tình trạng đau lưng và đau vùng chậu thì bạn cũng cần lưu ý đến biểu hiện này vì đây cũng là một biểu hiện của ung thư cổ tử cung.
- Mệt mỏi không tìm ra nguyên nhân: Nếu bỗng nhiên bạn cảm thấy mệt mỏi mà dù nghỉ ngơi cũng không thấy đỡ thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Không nên chủ quan khi gặp phải vấn đề này vì mệt mỏi không rõ nguyên nhân cũng là một dấu hiệu của ung thư cổ thử cung.
3. Các loại ung thư cổ tử cung
Các loại ung thư cổ tử cung thường gặp là:
4. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
- Nhiều bạn tình: Số lượng bạn tình của bạn càng nhiều - cơ hội bạn bị nhiễm virus càng cao.
- Hoạt động tình dục sớm: Quan hệ tình dục khi còn nhỏ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh HPV.
- Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác (STIs): Có các STI khác - chẳng hạn như chlamydia, lậu, giang mai và HIV / AIDS - làm tăng nguy cơ mắc bệnh HPV.
- Một hệ thống miễn dịch suy yếu: Bạn có thể có nhiều khả năng phát triển ung thư cổ tử cung nếu hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu do một tình trạng sức khỏe khác và bạn bị nhiễm virus.
Hiện nay vẫn chưa khẳng định rõ nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung, nhưng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều chủng virus papilloma ở người (HPV), có vai trò gây ra hầu hết các bệnh ung thư cổ tử cung. Các thói quen sinh hoạt và môi trường sống làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung bao gồm:
5. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
- Tiêm vắc-xin HPV: HPV (Human Papillomavirus) là virus gây u nhú ở người lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, kể cả tiếp xúc bằng tay với bộ phận sinh dục và quan hệ tình dục bằng miệng.Đây là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung và có mặt ở khoảng 90% ca mắc bệnh. Hiện có khoảng trên 100 loại vi rút HPV được tìm thấy thì có tới 40 loại có thể lây qua đường hậu môn, sinh dục và khoảng 15 loại có khả năng gây bệnh ung thư, trong đó HPV 16 và HPV 18 là 2 chủng vi rút chính gây ung thư c 893; tử cung. Tiêm vắc xin HPV là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
- Xét nghiệm Pap thường xuyên: Xét nghiệm Pap có thể phát hiện tình trạng tiền ung thư của cổ tử cung, vì vậy chúng có thể được áp dụng để theo dõi và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung.
- Thực hành tình dục an toàn: Giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung bằng các biện pháp nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng lây qua đường tình dục, chẳng hạn như sử dụng bao cao su mỗi khi bạn quan hệ tình dục và hạn chế số lượng bạn tình.
- Đừng hút thuốc: Thuốc lá không tốt cho sức khỏe nên hãy loại bỏ chúng ra khỏi cuộc sống của bạn.
- Sinh con ở độ tuổi hợp lý: Phụ nữ sinh con ở độ tuổi quá trẻ, trước 17 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Ngoài ra, sinh con thứ 3 trở lên là nữ giới đã có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp đôi so với những nữ giới khác. Theo các bác sĩ, độ tuổi sinh con hợp lý là từ 20 - 27 tuổi. Việc sinh con trong độ tuổi hợp lý sẽ giúp chị em phòng tránh được nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.
- Không lạm dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai vẫn thường được nữ giới sử dụng như một biện pháp tránh thai nhanh và không gây khó chịu. Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng quá thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm cả tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
- Có lối sống sinh hoạt khoa học, ăn uống đủ chất: Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào chế độ ăn uống hàng ngày, giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng kéo dài có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Để giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung:
Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về mà bạn đọc cần lưu ý. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.