3 Cách Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả Không Cần Dùng Thuốc Kháng Sinh

Đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo rằng bạn đang mắc chứng đau dạ dày.

Cảm giác đau tùy từng mức độ bệnh lý. Có thể là đau âm ỉ trong nhiều giờ, đau tức bụng, dạ dày cảm thấy nóng rát khó chịu.

Các cơn đau thường đến vào khi bạn quá đói hay ăn quá no.

Người mắc bệnh dạ dày khiến dạ dày bị suy giảm chức năng làm cho sự trì trệ trong tiêu hóa diễn ra nên người bệnh thường có hiện tượng tức bụng.

Ăn không tiêu nên người bệnh thường bị kém ăn, ăn không ngon miệng.

Lượng thức ăn bị tồn đọng ở dạ dày khiến chúng lên men khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi nóng lên nửa chừng kèm theo hiện tượng đau sau mũi ức hoặc sau xương ức.

Buồn nôn và nôn là biểu hiện của các chứng bệnh dạ dày bạn có thể gặp nư: đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, hẹp môn vị, ung thư dạ dày,...

Nếu dùng các loại thuốc tây quá nhiều sẽ gây nên nhiều phản ứng phụ, nhờn thuốc,...

Trong gừng tươi chứa Tecpen và Oleoresin là 2 thành phần có tính sát trùng, chống viêm, giãn nở mạch máu, lưu thông và đau vô cùng hiệu quả. Chúng còn được coi là 2 chất kháng sinh tự nhiên hoàn toàn không có tác dụng phụ.

Nhờ 2 chất này mà các enzyme trong máu và dạ dày bị ức chế một cách tự nhiên. Do đó, gừng tươi được coi là vị thuốc quý với những người mắc bệnh dạ dày

Khi dịch vị dạ dày giảm do viêm sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn, khiến người bệnh cảm thấy chán ăn thì người ta cũng sẽ dùng gừng để kích thích sự thèm ăn.

Một số nghiên cứu của Nhật Bản đã phát hiện ra rằng vị cay đắng của gừng tươi có các phức hợp như 6 - Zingiberol, Methadone (Amidon), Ginger oil,...đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana và tác dụng lợi mật rất mạnh.

Đồng thời, một số nghiên cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn và nôn mửa, say tàu xe và nhức đầu rất tốt.

Hiệu quả kéo dài trong 4 giờ lên đến 90%. Điều này sẽ có tác dụng chống lại chứng nôn và buồn nôn của những người bị đau dạ dày.

Do đó, không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà gừng tươi còn có lợi cho tiêu hóa, điều trị táo bón rất hữu hiệu.

Dùng gừng tươi thật già để có giá trị dinh dưỡng và các hoạt chất cao nhất. Đem rửa sạch, để nguyên vỏ, cắt lát mỏng, đều.

Sau đó xếp gừng lát vào 1 lọ thủy tinh sạch và khô rồi cho dấm gạo ngon vào để ngâm trong khoảng 7 ngày. Bạn nên bảo quản gừng ngâm dấm ở những nơi thoáng mát, khô ráo hay ở ngăn mát tủ lạnh cũng được.

Mỗi khi lên cơn đau dạ dày bạn nên ăn 2-4 lát gừng cơn đau sẽ dịu lại. Do gừng có tác dụng tăng cường tiêu hoá, kháng khuẩn, chống viêm tốt cộng với dấm làm trung hòa lượng axit trong dạ dày giúp bạn giảm đau "cấp tốc"

là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể bởi đây là trung tâm của hệ tiêu hóa. Theo một vài thống kê, Việt Nam là nước có tỉ lệ người mắc do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) rất cao, tới 7% toàn dân số, trong khi thế giới chỉ là 5-10%. Lứa tuổi mắc bệnh viêm dạ dày cũng đang dần trẻ hóa, từ trên 35 tuổi ở cả nam và nữ.

Từ lâu, dân gian đã coi nghệ và mật ong là hai vị thuốc chữa bệnh đau dạu dày hiệu quả. Nhiều nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã công nhận công dụng chữa bệnh khi kết hợp hai vị thuốc tự nhiên này với nhau.

Cụ thể: nghệ có tinh chất curcurmin hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, chống viêm loét và làm lành vết thương. Mật ong thì chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch để bảo vệ dạ dày. Ngoài ra, mật ong còn là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng làm giảm và cân bằng các dịch vị axit.

Dùng tinh bột nghệ và mật ong tự nhiên nguyên chất

Mỗi ngày bạn dùng 15g bột nghệ + 1 thìa mật ong pha cùng nước ấm để uống trước bữa ăn. Ngày 3 lần. Bạn cũng có thể viên tinh bột nghệ và mật ong thành viên tròn và uống 3 viên/ngày.

Uống liên tục như vậy thì sau khoảng 30 ngày là những vết loét trong dạ dày sẽ dần được chữa lành, hệ miễn dịch cơ thể cũng được tăng cường đáng kể.

Trước đây, những người bị viêm loét dạ dày được khuyến cáo kiêng tất cả các thức ăn chua vì sợ nó làm tăng tính axit, làm viêm loét nặng hơn. Nhưng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, axit lactic trong sữa chua hóa ra lại có tác dụng kìm hãm sự phát triển của Helicobacter pylori (thủ phạm gây viêm loét dạ dày - tá tràng).

Ngoài ra, các vi khuẩn lành mạnh lên men trong sữa chua như lactobacillus acidophilus khi bám vào niêm mạc ruột sẽ tiết ra chất kháng sinh tự nhiên để giúp hệ miễn dịch đấu tranh chống lại sự viêm loét. Đồng thời làm giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể xảy ra trong khi điều trị đau dạ dày.

Bạn có thể kết hợp ăn sữa chua lên men tự nhiên với một thìa nhỏ bột nghệ nhằm tăng cường khả năng kháng viêm cho dạ dày.

Trong dân gian, bài thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày nhờ chuối được lưu truyền rất phổ biến vì chuối rẻ, dễ tìm và mang lại hiệu quả cao.

Đối với y học hiện đại, chuối được xếp vào đầu danh sách các loại quả đặc biệt tốt cho cơ thể. Chuối xanh giúp kích thích sự phát triển lớp màng nhầy dạ dày, ngăn cản sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit để giảm nguy cơ viêm tấy.

Chuối cũng chứa nhiều chất pectin- một dạng chất xơ hòa tan có lợi cho người mắc bệnh tiêu hóa. Chính vì thế, người bị đau dạ dày không nên bỏ qua loại trái cây này trong quá trình điều trị bệnh.

: 2 nải chuối xanh non và mật ong nguyên chất

: Lột vỏ chuối xanh, ngâm nước cho ra bớt nhựa và chát. Ngâm xong thì thái lát mỏng, phơi khô và tán thành bột. Trộn bột chuối xanh với mật ong hoặc viên thành viên uống ngày 3 lần.

Sử dụng thường xuyên thì không chỉ dạ dày hết bệnh, mà cơ thể còn khỏe mạnh hơn, da dẻ được cải thiện đáng kể.

-Hạn chế thức ăn chiên xào

-Tăng cường thức ăn mềm, thức ăn luộc hấp

-Không ăn quá no sẽ làm dạ dày tiết nhiều axit

-Khi ăn cần nhai kỹ để gia tăng sự bài tiết nước bọt, có tác dụng giảm axit và bão hòa a xít trong dạ dày

-Luôn giữ tinh thần lạc quan để tránh kích thích đến hệ thần kinh, dẫn tới tiết axit dạ dày

Next Post Previous Post