Viêm Đường Tiết Niệu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

1. Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại đường tiết niệu do vi khuẩn. Đó là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận, sinh sôi nảy nở ở các cơ quan này chúng có thể gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu. Cuối cùng là ảnh hưởng nghiêm trọng tới từng cơ quan của hệ tiết niệu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Bất kỳ bộ phận nào trong hệ tiết niệu đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, từ thận, niệu quản tới bàng quang và niệu đạo. Bệnh này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và gây ra những biến chứng nghiêm tọng cho người bệnh.

2. Những nguyên nhân gì gây viêm đường tiết niệu:

Đa phần, bệnh do vi khuẩn chúng tôi gây ra. Vi khuẩn chúng tôi đi từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và lây lan lên các bộ phận trên.- Vi khuẩn chúng tôi cũng là thủ phạm gây nên tình trạng viêm ở nam giới

Một số vi khuẩn khác cũng gây ra bệnh nhưng ít hơn đó là vi khuẩn đường ruột ký sinh ở ruột già. Cũng có thể nguyên nhân gây bệnh là do các bệnh lý khác như sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch...


- Do nam giới vệ sinh kém, bị viêm quy đầu, dương vật bị chấn thương ... gây nên tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nam giới bị bị chấn thương ở dương vật do quan hệ tình dục quá thô bạo, hay lạm dụng thủ dâm quá mức cũng có khả năng gây kích thích niệu đạo dẫn đến tình trạng viêm niệu đạo.

- Chị em có thói quen vệ sinh từ sau ra trước, nhịn tiểu quá lâu, hay vệ sinh cá nhân không sạch sẽ...vô tình tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập phát triển và gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Phụ nữ quan hệ tình dục không lành mạnh, không vệ sinh trước và sau quan hệ cũng có thể bị viêm
- Ngoài ra những chị em trong thời kì sinh đẻ, hay trong thời kì kinh nguyệt sử dụng băng vệ sinh không hợp vệ sinh...cũng có thể là nguyên nhân gây nên viêm đường tiết niệu.

3. Viêm đường tiết niệu ở nữ nguy hiểm như thế nào:

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ không chỉ ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh có thể gây tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh ở phụ nữ.
- Phụ nữ mang thai bị viêm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể bị sảy thai, sinh non.
- Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm thận, bể thận cấp tính hay mạn tính.
- Người bị bệnh luôn trong tình tr ạng tiểu buốt. Thậm chí tiểu ra máu nên khi quan hệ tình dục thường sẽ bị đau, gây ảnh hưởng đên cảm xúc chuyện chăn gối.
- Viêm đường tiết niệu trở thành bệnh lý mạn tính sẽ dẫn đên hậu quả suy thận mạn tính.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu không được điều trị để có thể dẫn tới áp xe hóa, nhiễm trùng máu, suy thận hay thậm chí tử vong.

4. Triệu chứng viêm đường tiết niệu:

● Tiểu rắt: Người bệnh có cảm giác muốn đi vệ sinh liên tục nhưng lượng nước tiểu ra lại rất ít. Biểu hiện tiểu rắt có thể xuất hiện vài lần một giờ, thậm chí vừa rời khỏi nhà vệ sinh đã muốn quay trở lại.
● Tiểu buốt: Triệu chứng bệnh viêm phổ biến là người bệnh cảm giác đau buốt như kim châm khi đi tiểu, càng gồng mình đẩy nước tiểu ra thì càng buốt.
● Màu nước tiểu: Có sự thay đổi khác thường, nước tiểu xả ra màu đục, đen ho& #7863;c hồng (tiểu ra máu).
● Đau bụng dưới: Đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh, viêm cầu thận mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải, khi vi khuẩn xâm nhập và phát triển mạnh sẽ lan tỏa đến dạ con, gây ra tình trạng nóng rát, đau âm ỉ vùng bụng dưới.
● Các dấu hiệu từ thận: Bệnh có 3 thể phổ biến là nhiễm khuẩn niệu, viêm bàng quang và nghiêm trọng nhất là viêm thận. Bởi vậy ngoài các triệu chứng trên thì người bệnh còn cảm thấy đau lưng, mệt mỏi, buồn nôn và ớn lạnh.

5. Cách điều trị viêm đường tiết niệu:

Cho dù xuất phát từ nguyên nhân gây bệnh mà Tây y và Đông y sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau:

Phương pháp chữa bệnh bằng Đông y lại chú trọng vào điều trị bệnh từ gốc. Trong bài thuốc Đông y có nhiều thành phần. Bên cạnh những vị thuốc có công dụng diệt khuẩn, lợi tiểu, "xả" sạch vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu thì còn có những vị thuốc có công dụng bổ thận, dưỡng âm, bồi bổ khí huyết,....


Tây Y chú trọng diệt khuẩn bằng thuốc kháng sinh. Kháng sinh trị bệnh này cần phải được dùng đúng và đủ liều theo phác đồ điều trị, kết hợp với vệ sinh đúng cách để tránh tình trạng vi khuẩn không diệt được hết và sẽ tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi
Kháng sinh có tác dụng khá nhanh. Tuy nhiên, bệnh rất dễ quay trở lại sau một thời gian ngắn, khi đó người bệnh thường phải điều trị bằng kháng sinh liều cao hơn để diệt khuẩn. Việc sử dùng khàng sin h nhiều lần sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, nhờn thuốc.

Next Post Previous Post