Bệnh Vẹo Cổ: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Suckhoekhop
Vẹo cổ (hay trật cổ, ngoẹo cổ) là tình trạng cổ bị nghiêng hẳn sang một bên, do sự co ngắn hay co rút cơ vùng cổ. Đây là hiện tượng mà bất kì ai cũng có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ em.
là bệnh lý rối loạn vận động do ảnh hưởng của sự rối loạn co thắt cơ ở vùng cổ, gây ra tình trạng vùng cơ trơn ở cổ bị chèn ép, dẫn đến cổ bị lệch sang một bên (trái hoặc phải).
Bệnh vẹo cổ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng, độ tuổi nào. Thông thường, nhóm tuổi trung niên dễ mắc vẹo cổ hơn cả và tình trạng vẹo cổ ở nữ giới cũng phổ biến hơn nam giới.
Tuy nhiên, những năm gần đây, vẹo cổ ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng gia tăng, cứ 250 trẻ ra đời thì có 1 trẻ mắc chứng vẹo cổ.
Khi mắc chứng vẹo cổ, người bệnh thường có những dấu hiệu sau đây:
- Cổ nghiêng hẳn sang một bên (trái hoặc phải), các cơ vai gáy căng lên rõ rệt.
- Co giật mất kiểm soát ở vùng cơ cổ.
- Việc nuốt thức ăn gặp nhiều khó khăn đi kèm với các cơn đau dọc cánh tay.
- Không thể vận động hay xoay cổ về phía đối diện.
- Cơ cổ bị co cứng dẫn đến tính trạng và đau đầu.
Bệnh vẹo cổ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến tình trạng vẹo cột sống. Bên cạnh đó, vẹo cổ là một tư thế xấu, kèm theo những cơn co giật ở vùng cổ sẽ khiến cho người bệnh kém tự tin khi giao tiếp, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh vẹo cổ ở trẻ sơ sinh không khó điều trị, nếu được phát hiện và chữa vẹo cổ sớm thì bệnh sẽ chấm dứt rất nhanh. Còn đối với người trưởng thành, do chuyển dịch tổ chức đĩa đệm trung tâm nên quá trình điều trị có thể phức tạp hơn.
Khi phát hiện có những triệu chứng của vẹo cổ, người bệnh hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình vận động và sinh hoạt hàng ngày.
Trước khi tìm hiểu cách chữa bệnh vẹo cổ, chúng ta cần biết những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Về cơ bản, nguyên nhân của chứng vẹo cổ có thể được chia thành các nhóm chính như sau:
Vẹo cổ bẩm sinh xảy ra ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân thường là do tư thế xấu trong tử cung dẫn đến mạch máu nuôi cơ bị chèn ép khiến cơ ức đòn chũm bị xơ hoá, dẫn đến tình trạng co rút cơ.
Trẻ sơ sinh thường có biểu hiện: đầu nghiêng về một phía, mặt nghiêng về phía đối diện, đầu trẻ có hình dạng méo. Nếu không được điều trị đúng cách, trẻ có thể bị vẹo cột sống và ảnh hưởng đến hình dáng sau này.
Vẹo cổ ở trẻ em cũng là trường hợp khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân là do trẻ bị các chấn thương ở vùng đốt sống cổ trong quá trình vận động và sinh hoạt, hoặc do nằm ngủ gật, ngủ sai tư thế...
Tình trạng vẹo cổ ở trẻ em không quá nguy hiểm và sẽ chấm dứt rất nhanh sau một thời gian ngắn điều trị.
Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ở người lớn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng vẹo cổ. Bênh khiến cho các đốt sống lệch khỏi vị trí ban đầu, các cơ trơn bị đốt sống chèn ép, lâu dần sẽ dẫn đến cổ bị vẹo hẳn sang một bên.
Khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, kết quả khám tổng quát và kiểm tra vận động cổ của bạn. Ngoài ra, chụp X-quang và siêu âm cũng có thể được thực hiện để các bác sĩ xác định chính xác cơ xương của bạn có vấn đề bất thường hay không.
Vẹo cổ ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh được điều trị bằng cách áp dụng các bài tập kéo căng cơ hoặc nẹp cố định vùng cổ bằng những loại gối hoặc nẹp chuyên dụng. Ngoài ra, phụ huynh có thể tập cho trẻ di chuyển sang hướng ngược lại với hướng bị trật cổ, ví dụ bé bị nghiêng đầu sang phải thì cha mẹ nên tập cho trẻ nghiêng đầu sang trái và ngược lại.
Bên cạnh đó, thỉnh thoảng cha mẹ nên cho trẻ nằm sấp vì đó là tư thế tốt nhất để phát triển vùng cơ ở cổ. Ngoài ra, bố mẹ có thể sử dụng các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ theo hướng dẫn của chuyên gia hoặc các kĩ thuật viên vật lý trị liệu để thúc đẩy quá trình cân bằng trong cơ thể trẻ.
Đa số các trường hợp mắc chứng vẹo cổ là bé trai và thường gặp u cơ bên phải. Thông thường, các bài tập trên sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu tình trạng vẹo cổ ở trẻ được phát hiện sớm (khoảng 2- 3 tháng tuổi).
Nếu phụ huynh thực hiện đúng chỉ dẫn của chuyên gia, tật vẹo cổ ở trẻ sẽ được cải thiện trong 2 tháng với trường hợp nhẹ và khoảng 6 - 12 tháng cho những trường hợp bệnh nặng.
Tuy nhiên, nếu đến tháng 18, trẻ chưa có chuyển biến tích cực hơn thì phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ để tiến hành phẫu thuật chỉnh hình.
Với người lớn, các phương pháp chữa vẹo cổ đa dạng hơn. Thông thường, với những trường hợp vẹo cổ nhẹ, cơn đau có thể tự khỏi trong khoảng 1 - 3 ngày. Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc xoa bóp hoặc thuốc giảm đau để bệnh thuyên giảm nhanh hơn.
Đối với thể cấp, bạn có thể sử dụng phương pháp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, nẹp cổ hoặc sử dụng thuốc. Hiện nay, tiêm botulinum toxin vào vùng cơ bị tác động đang là phương pháp phổ biến nhất nhằm ngăn chặn co thắt cơ bằng cách chặn sự hình thành chất dẫn truyền thần kinh acetylholine.
Cuối cùng, nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả, bạn có thể xem xét đến việc phẫu thuật.
Bệnh vẹo cổ hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Không nên gối đầu quá cao khi ngủ.
- Với bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ cần hạ thấp chiều cao của gối.
- Tránh nằm nghiêng, nằm co quắp bởi sẽ gây cản trở lưu thông máu.
- Tránh các cử động quá mạnh ở vùng cổ, hạn chế cúi đầu quá lâu, không nên bất ngờ quay cổ mạnh.
- Không nên nằm ngủ ở nơi lạnh và ẩm thấp.
- Ngồi đúng tư thế khi học tập và làm việc, đảm bảo máy tính cách mắt khoảng 50 cm.
- Thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ tại vùng cổ để thư giãn sau khi làm việc một thời gian dài.
- Tập luyện thể thao nhẹ nhàng, thường xuyên.
- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thức ăn có chứa nhiều protein, vitamin và chất khoảng.
Bài viết trên chúng tôi đã cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về các nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách phòng tránh, điều trị bệnh vẹo cổ.