13+ Cách Trị Chàm Theo Dân Gian Hay, Hiệu Nghiệm Bạn Nên Biết

13 cách trị chàm theo dân gian

Bệnh chàm (chàm tổ đỉa) là một dạng bệnh da liễu gây tổn thương ngoài da với các triệu chứng như ngứa ngáy, mẩn đỏ, mụn nước,… Về cơ bản bệnh lý này không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt vì vậy cần phải có biện pháp xử lý. 

Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị căn bệnh này như thuốc Tây, thuốc bắc,… trong đó các mẹo dân gian được nhiều người tin dùng hơn cả, bởi cách thực hiện đơn giản, dễ áp dụng và không tốn kém chi phí. 

Cách trị bệnh chàm theo dân gian với lá ổi

Lá ổi là thảo dược có tính ấm, vị hơi chát, có công dụng chống viêm, tiêu độc và cầm máu rất tốt. Chính vì vậy, dân gian từ lâu đã biết sử dụng loại dược liệu này để chữa các bệnh ngoài da như chàm, nhiễm trùng, viêm da,…. 

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và tìm thấy trong lá ổi chứa nhiều hợp chất có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, chống nhiễm trùng, làm dịu da, giảm cơn ngứa và cảm giác khô da. 

Không những thế dưỡng chất có trong lá ổi còn giúp tăng cường độ ẩm, giảm nguy cơ bong tróc, giúp da chắc khỏe và căng mịn hơn. 

từ lá ổi được thực hiệnnhư sau: 

  • Chuẩn bị 250g lá ổi tươi, không sâu bệnh làm sạch rồi để ráo nước. 

  • Chuẩn bị 1 lít nước nấu sôi sau đó cho lá ổi vào đun tiếp 5 đến 7 phút rồi tắt bếp. 

  • Để nước nguội tự nhiên, độ ấm vừa phải thì dùng để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương khoảng 30 phút. 

  • Vệ sinh da nhẹ nhàng với nước lá ổi mỗi ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong 1 tháng, bệnh lý sẽ được cải thiện rõ rệt. 

  • Ngoài ra để sớm đạt kết quả tốt, người bệnh nên kết hợp với việc chăm sóc và bảo vệ da tại nhà hợp lý,

Dùng lá sim để chữa bệnh chàm ngay tại nhà

Trị bệnh chàm tại nhà bằng lá sim là cách làm phổ biến được nhiều người áp dụng. Thảo dược này có tính bình, vị chát giúp diệt khuẩn, chống viêm và làm mát da cực tốt. 

Nghiên cứu khoa học cũng đã tìm thấy trong lá sim chứa nhiều hợp chất rhodomyrtone – một loại kháng sinh tự nhiên có công dụng chống viêm, diệt khuẩn rất tốt. 

Bạn có thể sử dụng dược liệu tự nhiên này để chữa bệnh chàm tại nhà theo cách sau đây: 

  • Chuẩn bị 2 nắm lá sim tươi, không sâu bệnh rửa sạch rồi vớt ra để ráo nước. 

  • Cho lá sim vào nồi nấu cùng lượng nước vừa phải đến khi hỗn hợp cô đặc lại thành cao. 

  • Vệ sinh vùng da sạch sẽ rồi lấy một lượng cao vừa đủ để bôi lên da, giữ nguyên trong vòng 20 phút là được. 

  • Làm sạch da với nước ấm sau đó lau khô là được. Mỗi ngày thực hiện 2 lần, duy trì thường xuyên bệnh sẽ chuyển biến theo hướng tích cực. 

Trị bệnh chàm ngay tại nhà bằng cây núc nác

Nhắc đến các nguyên liệu tự nhiên có tác dụng trị chàm tại nhà không thể không nhắc đến cây núc nác hay còn được gọi là hoàng bá nam. Dược liệu này có khả năng chống dị ứng, kháng khuẩn, kháng viêm và tăng sức đề kháng rất tốt. 

Dân gian thường sử dụng dược liệu để làm dịu nhanh các triệu chứng của bệnh chàm, ngăn chặn tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể. 

Để nâng cao tác dụng chữa bệnh chàm, bạn có thể kết hợp sử dụng cây núc nác với các loại thảo dược như sau: 

  • Chuẩn bị vỏ hòa thực, cây núc nác mỗi loại 50g, lá cây cù đèn và cây é đỏ mỗi loại 30g. 

  • Làm sạch dược liệu sau đó cho vào ấm sắc trong khoảng thời gian 5 đến 10 phút khi nước chuyển màu thì tắt bếp. 

  • Dùng nước để ngâm rửa phần da bị chàm sau đó làm sạch với nước ấm là được. 

Chữa bệnh chàm bằng nha đam tại nhà

Nha đam (lô hội) chứa rất nhiều nước và khoáng chất giúp kiểm soát tình trạng kích ứng, giảm sưng viêm, ngăn ngừa nguy cơ lão hóa da, hỗ trợ dưỡng ẩm và kích thích sản sinh collagen hiệu quả. 

Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng nha đam được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị vài lá nha đam làm sạch, rồi lọc bỏ phần vỏ xanh ở ngoài, sử dụng phần gel bên trong. 

  • Vệ sinh vùng da bị chàm bằng khăn mềm rồi thoa gel nha đam lên, đợi 20 phút rồi làm sạch da với nước sạch. 

  • Thực hiện mẹo chữa ngày 2 đến 3 lần, sau một thời gian các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng dầu dừa

Dầu dừa có nhiều enzyme giúp kháng khuẩn, giảm nấm, làm dịu cảm giác đau, ngứa ngáy và sự lây lan của bệnh chàm. Do đó bạn có thể áp dụng ngay tại nhà theo cách sau đây: 

  • Làm sạch vùng da đang bị chàm sau đó lấy khăn mềm để lau khô. 

  • Sử dụng một lượng dầu vừa đủ dùng thoa và massage trong 15 đến 20 phút. 

  • Vệ sinh da sạch sẽ với nước ấm, lau khô là được. Mỗi ngày thực hiện từ 1 đến 2 lần bạn sẽ thấy hiệu quả được phát huy. 

Cách dùng dưa leo trị bệnh chàm tại nhà

Thành phần chính của dưa chuột là nước, hàm lượng khoáng chất và vitamin dồi dào giúp da có thêm độ ẩm, hồi phục nhanh các vùng bị tổn thương. Nếu bị chàm, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để làm dịu cơn ngứa ngáy, cải thiện tình trạng bong tróc do bệnh chàm gây ra. 

Cách dùng dưa leo để chữa bệnh chàm được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 2 quả dưa chuột đã được làm sạch, ngâm nước muối 15 phút. 

  • Thái dưa chuột thành từng lát mỏng rồi để trong ngăn mát tủ lạnh 30 phút. 

  • Dùng dưa chuột để đắp lên vùng da cần điều trị trong thời gian 15 phút sau đó vệ sinh lại bằng nước ấm là được. 

  • Mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần, áp dụng liên tục da bị chàm sẽ được hồi phục lại như ban đầu.

Trầu không chữa bệnh chàm tổ đĩa hay

Trầu không là thảo dược có tính ấm, vị cay, quy vào kinh tỳ, vị, phế. Ngoài dùng để chữa các loại bệnh như cảm, đau họng, đau nhức xương thì dược liệu này có thể dùng để chữa bệnh da liễu trong đó có chàm tổ đỉa. 

Trong trầu không có chứa một lượng lớn hợp chất phenolic, tinh dầu và các hợp chất quý giúp chống viêm, giảm đau, tiêu sưng, giảm mẩn ngứa và tiêu diệt vi khuẩn tốt. Do đó, nếu bạn có thể sử dụng ngay loại thảo dược này để cải thiện các triệu chứng ngoài da. 

Cách trị chàm theo dân gian bằng lá trầu được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi, làm sạch sau đó vớt ra để ráo nước. 

  • Giã nhuyễn lá trầu để lấy nước thoa lên vùng da bị chàm đã được vệ sinh sạch sẽ. 

  • Thoa dung dịch lá trầu không lên da để qua đêm, sáng hôm sau rửa lại bằng nước mát và lau khô. 

Hoặc bạn có thể dùng trầu không để chữa bệnh theo cách sau đây: 

  • Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi làm sạch rồi để ráo nước. 

  • Vệ sinh vùng da đang bị chàm cần điều trị rồi lau qua bằng khăn bông mềm. 

  • Vò nhẹ lá trầu để tiết ra các tinh dầu và các dưỡng chất có bên trong rồi chà nhẹ lên da khoảng 15 đến 20 phút. 

  • Sau khi chà nhẹ trầu không lên da thì vệ sinh với nước ấm là được. 

Trị chàm da tại nhà bằng nghệ vàng

Nghệ vàng là loại dược liệu chữa bệnh rất được dân gian ưa chuộng. Với khả năng giảm viêm sưng, ngứa ngáy, hồi phục và tái tạo da tốt bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chữa bệnh chàm ngay tại nhà. 

Y học hiện đại đã nghiên cứu về nghệ vàng và tìm thấy hoạt chất curcumin có trong thảo dược có công dụng diệt khuẩn, chống viêm và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. 

Cách trị chàm theo dân gian từ  nghệ như sau: 

  • Chuẩn bị 1 củ nghệ tươi làm sạch rồi giã nát để lấy nước cốt. 

  • Vệ sinh vùng da bị chàm cần điều trị rồi dùng bông hoặc khăn mềm thấm dung dịch nghệ  vừa thu được, thoa lên da. 

  • Thực hiện ngày 2 đến 3 lần, áp dụng liên tục trong 10 ngày các triệu chứng sẽ được cải thiện rõ rệt. 

Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam hiệu quả ra sao?

Cách trị bệnh chàm tại nhà bằng muối trắng

Trong Đông y, muối là một dược liệu có công dụng chữa bệnh rất tốt. Nguyên liệu này có thể kháng viêm, làm sạch, diệt khuẩn rất tốt vì vậy được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng để cải thiện triệu chứng do chàm tổ đỉa gây ra. 

Cách trị chàm theo dân gian bằng muối được thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị vài thìa muối trắng sạch cho vào chảo để sao nóng đến khi hạt muối chuyển sang màu vàng, giòn thì tắt bếp.

  • Vệ sinh da bị chàm sạch sẽ, lau khô rồi cho muối đã rang lên da chà xát nhẹ từ 10 đến 15 phút. Lưu ý, để muối nguội bớt rồi mới sử dụng. 

  • Mỗi ngày thực hiện vài lần cho đến khi triệu chứng đã khỏi hẳn là được. 

Sử dụng trà xanh chữa bệnh chàm ở nhà

Trà xanh có chứa một lượng lớn chất EGCG, sterol và catechin có tác dụng chống viêm, giảm sưng, chống oxy hóa và hạn chế sự hoạt động của hại khuẩn gây các bệnh ngoài da. 

Cách trị chàm theo dân gian bằng lá trà xanh như sau: 

  • Chuẩn bị 200g lá trà xanh tươi, không bị dập nát rửa sạch rồi để ráo nước. 

  • Nấu lá trà xanh với 1,5 lít nước sạch, đợi sôi thì cho thêm ít muối vào đun thêm vài phút và tắt bếp.

  • Đợi nước đã nguội bớt thì dùng để ngâm rửa vùng da bị chàm là được. Mỗi ngày thực hiện 1 lần kiên trì đến khi khỏi bệnh. 

Cách trị chàm theo dân gian bằng cây đàn hương

Đàn hương là một loại thảo dược quý được dùng nhiều để chữa bệnh chàm da. Vị thuốc này hơi cay, tính ấm, quy vào 3 kinh phế, tỳ, vị với các công dụng tiêu viêm, giảm sưng hiệu quả. 

Ngoài ra đàn hương còn chứa rất nhiều hoạt chất tốt  như teresantalic axit, beta – santalol,… giúp dưỡng ẩm, làm trắng da, khử trùng và diệt khuẩn. 

Hướng dẫn cách sử dụng đàn hương để chữa bệnh chàm thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 1 lượng gỗ đàn hương đủ dùng và trộn cùng một ít nước thành hỗn hợp sệt. 

  • Vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ rồi bôi đều hỗn hợp lên da, để trong 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. 

Cách trị chàm theo dân gian bằng quả chuối xanh

Cách trị chàm theo dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng không kém đó chính là sử dụng chuối xanh. Cả phần thịt và vỏ của dược liệu này đều có chứa hợp chất tanin, carotenoid,… với công dụng chống oxy hóa, giảm viêm, sát khuẩn và hạn chế tổn thương lan rộng sang vùng da khác. 

Ngoài ra, nhựa của chuối xanh còn có chứa một lượng lớn khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho da, thúc đẩy vết thương nhanh chóng làm lành nhờ được cung cấp vitamin và kali,…

Cách trị chàm theo dân gian bằng chuối xanh thực hiện như sau: 

  • Chuẩn bị 1 đến 2 quả chuối xanh làm sạch, sau đó ngâm nước muối pha loãng để sát khuẩn rồi vớt ra để ráo. 

  • Thái chuối xanh theo từng lát mỏng để đắp lên vùng da đang bị chàm đã được vệ sinh sạch sẽ, sau đó cố định lại bằng băng gạc và để qua đêm. 

  • Tháo băng vào sáng hôm sau, không cần vệ sinh lại với nước sạch. Áp dụng cách điều trị trên thường xuyên các triệu chứng do chàm sẽ được cải thiện. 

Cách trị chàm theo dân gian bằng lá khế

Lá khế có công dụng tán nhiệt, lợi tiểu có thể chữa được nhiều loại bệnh ngoài da trong đó có chàm tổ đĩa. Y học hiện đại đã nghiên cứu về loại dược liệu này và tìm thấy rất nhiều hoạt chất tốt cho việc sát khuẩn, kháng viêm và làm lành  tổn thương trên bề mặt da. 

Bạn có thể sử dụng lá khế để chữa bệnh chàm ở nhà theo cách sau đây: 

  • Hái một nắm lá khế tươi, không có sâu bệnh làm sạch, rồi ngâm nước muối pha loãng để sát khuẩn trong 15 phút. 

  • Rửa lại lá khế vài lần với nước sạch sau đó vớt ra để ráo. 

  • Nấu sôi vài lít nước rồi cho lá khế vào đun thêm vài phút rồi tắt bếp. 

  • Cho nước ra thau đợi bớt nóng thì dùng vệ sinh vùng da bị chàm cần được điều trị. Mỗi ngày thực hiện hai lần các triệu chứng bệnh sẽ được giảm nhanh chóng. 

Ngoài dùng để tắm, bạn có thể dùng lá khế để nấu chữa bệnh uống theo cách sau đây: 

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế vừa đủ, làm sạch sau đó để ráo nước. Chú ý không sử dụng lá bị sâu bệnh. 

  • Vò nát lá khế rồi cho vào nồi nấu cùng 1 lít nước trong 10 phút rồi tắt bếp. 

  • Phần nước thu được dùng để uống hết trong ngày, phần bã bỏ đi. Kiên trì thực hiện một thời gian bệnh sẽ có biến chuyển tốt hơn. 

Lưu ý khi áp dụng mẹo dân gian trị bệnh chàm tại nhà

Cách trị chàm theo dân gian khá đơn giản, dễ thực hiện nhưng không phải trường hợp nào cũng đạt hiệu quả. Khi áp dụng người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề như sau: 

  • Người bệnh cần có sự kiên trì khi áp dụng các mẹo chữa dân gian trong thời gian dài, không nên ngắt quãng giữa chừng sẽ không đảm bảo công hiệu chữa trị. 

  • Nguyên liệu dùng để chữa bệnh cần phải ngâm rửa kỹ càng trước khi dùng để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn. 

  • Mẹo chữa bệnh dân gian chỉ đóng vai trò hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh vì vậy người dùng cần thực hiện theo chỉ định bác sĩ đưa ra. 

  • Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng đồ gia vị cay nóng, tránh dùng thuốc lá, uống rượu bia, cà phê khi đang bị bệnh. 

  • Người bị chàm nên kiêng ăn đồ lên men, thức ăn sống, đồ ăn đóng hộp và đồ đã được chế biến sẵn. 

  • Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung nhiều loại rau xanh, uống nhiều nước có thể thay thế bằng nước ép trái cây, trà thanh nhiệt để bài trừ độc tố. 

  • Vệ sinh da thường xuyên, tránh cào gãi lên vùng da đang bị tổn thương sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. 

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần thoải mái, hỗ trợ điều trị và phòng bệnh tốt hơn.

  • Hiệu quả của mẹo chữa dân gian còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người, nếu áp dụng không mang đến kết quả hoặc gây phản ứng ngược bạn cần chủ động đổi sang biện pháp chữa trị khác. 

  • Người bệnh cần kết hợp biện pháp điều trị ngoài da với các viên uống bổ sung từ bên trong để nâng cao hiệu quả kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo da được diễn ra nhanh hơn. 

An Bì Thang – Bài thuốc trị chàm tận gốc từ thảo dược thiên nhiên

Theo đánh giá từ giới chuyên gia, các mẹo dân gian chỉ nên áp dụng trong trường hợp nhẹ để làm giảm triệu chứng chứ không có tác dụng điều trị tận gốc. Trong trường hợp bị chàm, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa ngay để tránh tình trạng ngày càng nặng hoặc dẫn tới mãn tính.

Trong các phương pháp điều trị chàm hiện nay, y học cổ truyền hiện là phương pháp được ngày càng nhiều người bệnh tìm đến, truyền tai nhau điều trị. Trong đó, nổi bật và tiêu biểu nhất phải kể đến bài thuốc An Bì Thang. Bộ giải pháp này là một trong những bài thuốc Đông y hiếm hoi được bào chế thành 3 chế phẩm riêng biệt, tạo thành cơ chế tác động kép “nội ẩm, ngoại đồ” – trong uống, ngoài bôi và ngâm rửa.

Chế phẩm uống là quan trọng nhất trong vì có nhiệm vụ tác động vào tận gốc rễ căn nguyên gây ra chàm. Để đạt được mục tiêu thải độc, tiêu viêm và ổn định cơ địa, các chuyên gia đã lựa chọn các thảo dược quý, như diệp hạ châu, hạ khô thảo, kim ngân cành, tơ hồng xanh, ké đầu ngựa, nhân trần… để kết hợp vào bài thuốc.

Trong khi đó, chế phẩm bôi chứa các vị thuốc quý có công dụng giảm ngứa, làm mềm da, phục hồi tổn thương trên da… như tang bạch bì, kinh giới, lá trầu không, ô liên rô.

Là “mảnh ghép” cuối cùng trong bài thuốc An Bì Thang, chế phẩm ngâm rửa góp phần sát khuẩn, kháng khuẩn, chống viêm, chống bội nhiễm. Để đạt được tác dụng này, các thảo dược được sử dụng bao gồm kim ngân hoa, diếp cá, kinh giới, lá dâu, trầu không, tía tô, bạc hà…

Theo thầy thuốc ưu tú, BSCKII. Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, các thảo dược được sử dụng trong các chế phẩm đều được thu hái từ các vườn thuốc Nam đạt chuẩn GACP-WHO của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Do đó, bài thuốc An Bì Thang tuyệt đối an toàn cho mọi đối tượng , kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ cho con bú, người cao tuổi…

Trước khi được kết hợp vào bài thuốc An Bì Thang, các thảo dược này đã phải trải qua quá trình kiểm định, phân tích, phối chế theo quy luật Đông y rồi kết hợp với những thành tựu y học hiện đại và công nghệ bào chế tiên tiến. Nhờ đó, người bệnh được sử dụng thuốc dạng cao (chế phẩm uống và bôi ) tiện lợi và dễ dùng.

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần phân tích: “

”.

Thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả điều trị của An Bì Thang được thực hiện trê 500 tình nguyện viên cho thấy kết quả vô cùng ấn tượng:

Mỗi năm, với bài thuốc An Bì Thang, Trung tâm Da liễu Đông y Việt nam đã điều trị thành công cho hàng ngàn người bệnh chàm, trong đó có cả những trường hợp mắc chàm mãn tính, chàm nặng.

Để được tư vấn thêm về bài thuốc An Bì Thang và hướng điều trị viêm da hiệu quả, bạn đọc vui lòng LIÊN HỆ theo thông tin sau:

Next Post Previous Post