Táo Bón Khi Mang Thai Những Điều Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Qua !
Táo bón là một tình trạng dễ gặp khi mang thai. Nó không phải là một chứng bệnh. Thường thì táo bón khi mang thai là hệ quả đến từ các nguyên nhân khách quan như lối sống hằng ngày, chế độ ăn uống hay tập luyện.
Táo bón là chứng bệnh thường gặp ở người trưởng thành lẫn trẻ em. Táo bón mức độ nhẹ có thể là hậu quả của chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước và không có thói quen đi đại tiện mỗi ngày. Nhiều người có thói quen nhịn tiêu khi nhu cầu đến. Điều này vô tình khiến phân tồn đọng trong trực tràng bị rút hết nước, trở nên khô cứng, khiến bạn khó đại tiện vào những lần sau.
Táo bón, gọi tắt là bón, được hiểu là tình trạng đại tiện khó và thời gian giữa các lần đại tiện lâu hơn bình thường. Khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần, khi đó bạn có thể đã mắc táo bón.
Táo bón có thể trị được nếu bạn chịu khó thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn. Tuy nhiên, nếu bạn bị táo bón mãn tính thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn, đồng thời, nó cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó.
táo bón không phải là một bệnh. Nó chính xác là một biểu hiện của các bệnh ở đại trực tràng khác.
Tùy vào thể trạng từng người mà thời điểm mẹ bầu nhiễm táo bón khác nhau. Có người bị táo bón khi mang thai tuần đầu. Trường hợp khác lại bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Cũng có những thai phụ bị táo bón khi mang thai tháng cuối.
Vào thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi. Những thay đổi này giúp mẹ bầu thích nghi với giai đoạn sinh nở nhưng đồng thời, nó cũng có thể gây ra một vài tình trạng sức khỏe không mong muốn. Táo bón cũng có thể là hệ quả đến từ những thay đổi này.
⦿ Ảnh hưởng của hormone Progesterone: Hormone này có tác dụng giúp thức ăn được giữ lại lâu hơn ở hệ tiêu hóa, kéo dài thời gian giúp thai nhi hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng mặt trái của nó là gây táo bón, khó đại tiện.
⦿ Một số mẹ bầu có phần ruột non bị suy yếu. Ở trường hợp nay, quá trình chuyển đổi thức ăn từ dạ dày, dọc theo ruột non và đi vào ruột già sẽ gặp trục trặc. Tình trạng phổ biến là táo bón.
⦿ Mẹ bầu thường xuyên buồn nôn có thể khiến lượng nước tuần hoàn trong cơ thể sụt giảm. Hoạt động của hệ tiêu hóa cũng vì thế mà bị trục trặc.
⦿ Thai nhi trong tử cung lớn dần có thể đè lên ruột, chiếm hết khoảng trống của đường ruột khiến chất thải khó được vận chuyển qua đây.
⦿ Uống quá nhiều sữa và sản phẩm chế biến từ sữa, ăn nhiều thịt, ít ăn rau, bổ sung chất xơ... có thể là yếu tố làm trầm trọng thêm chứng táo bón ở mẹ bầu.
⦿ Bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng có thể dẫn tới táo bón.
⦿ Những thai phụ đã từng hoặc đang lạm dụng thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh cũng dễ gặp phải tình trạng táo bón dài ngày.
⦿ Những chị em có xu hướng nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài. Khi đó, hoạt động bài tiết chất thải sẽ bị ảnh hưởng. Cơ thể cũng sẽ ít tiếp nhận tín hiệu buồn đi đại tiện thông thường.
Táo bón là một tình trạng thường gặp. Nhưng đối với đối tượng mắc bệnh nhạy cảm là thai phụ, những tình trạng thường gặp này cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường nếu không phát hiện và chữa trị sớm.
Trong khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể. Đây là mấu chốt giúp chị em phát hiện ra những tình trạng bệnh, những căn bệnh sớm nhất có thể để kịp thời chữa trị.
⦿ Mệt mỏi, có cảm giác chất thải chưa được đẩy hết ra ngoài hoặc khó đại tiện.
⦿ Đi ngoài dưới 3 lần/tuần.
⦿ Mót rặn có cảm giác đau rát hậu môn.
⦿ Phân cứng, khô, có khi lẫn cả máu.
⦿ Mất ngủ, khó chịu trong cơ thể.
⦿ Chán ăn, chướng bụng.
⦿ Tâm lý căng thẳng.
Những triệu chứng táo bón trên là biểu hiện chung cho tất cả mẹ bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, táo bón khi mang thai tuần đầu hay táo bón khi mang thai tháng cuối.
⦿ Táo bón dài ngày có thể khiến người mẹ kiệt sức, thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến nguy cơ bào thai có thể bị suy dinh dưỡng.
⦿ Chất thải tích tụ lâu ngày có thể sản sinh chất độc như phenol, amoniac, indol... ngấm vào đường ruột, đi vào máu, gây hại đến người mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi.
⦿ Khi bị táo bón, mẹ bầu thường dùng sức lớn khi đi đại tiện. Nếu không cẩn thận có thể dẫn đến sảy thai.
⦿ Táo bón kéo dài có thể biến chứng thành trĩ, viêm đại tràng , ung thư ruột già , đe dọa đến sức khỏe mẹ và bé.
Với người bình thường, táo bón kéo dài đã có thể gây ra những hệ lụy khôn lường tới đường tiêu hóa và sức khỏe chung. Với thai phụ, những hậu quả này có thể xảy đến với mức độ nghiêm trọng hơn.
Hệ tiêu hóa của người mẹ gặp trục trặc thì sự phát triển của thai nhi ắt sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, muốn đảm bảo sức khỏe của cả mẹ lẫn con, chị em nên đi khám sớm, khám định kỳ để trị dứt điểm táo bón dài ngày.
Thường thì trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ được khuyên là hạn chế dùng thuốc, nhất là kháng sinh để tránh tác dụng phụ gây hại thai nhi. Khi bị táo bón, các mẹ có thể hạn chế dùng thuốc và chữa trị bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý hơn. Đây là biện pháp an toàn, tương đối hiệu quả.
⦿ Tăng cường bổ sung chất xơ cùng thức ăn thô hòa tan, hạn chế ăn nhiều thịt. Chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu nên cung cấp từ 25-28 gram chất xơ/ ngày.
⦿ Uống đủ 2l - 4l nước mỗi ngày để làm mềm chất thải.
⦿ Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, đồ khô gây bứ như bánh mì, ngô rang, lạc, lương khô...
⦿ Áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng cho bà bầu để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa.
Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc để trị táo bón. Điều này cần sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ tại các phòng khám, cơ sở khám sản khoa uy tín.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, cần tham khảo chuyên gia tư vấn của hãy liên hệ ngay với chúng tôi