Một Số Cách Chữa Bệnh Trĩ Cho Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Khi Sinh

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh là đối tương thường xuyên dễ mắc phải bệnh trĩ. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và quá trình thai kỳ cũng như việc chăm sóc con nhỏ. Qua đây giới thiệu một vài cách .

Phụ nữ mang thai thường dễ mắc là do những thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, sự phát triển của thai nhi gây áp lực đè lên thành mạch hậu môn gây ra. Bên cạnh đó có thể là thói quen thường xuyên ngồi một chỗ khiến cho máu ít được lưu thông và hệ thống tĩnh mạch bị chèn ép gây ra , cũng như khiến cho bệnh phát triển.

Bệnh trĩ xuất hiện khi mang thai nếu không được chữa trị hiệu quả sẽ kéo dài mãi và sau khi sinh có thể nặng thêm do tác động của quá trình sinh nở. Do đó cần được chú ý để chăm sóc và chữa trị hiệu quả.

chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh

    Dùng rau diếp cá: rau diếp các đặc biệt trị bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả vô cùng mà lại không gây tổn thương ngoài mong muốn nào cho thai phụ. Cách dùng rau chữa bệnh cũng rất đơn giản. Nấu sôi nước với nắm rau diếp cá lớn sau đó dùng hơi nóng của nước nấu để xông lỗ hậu môn, phần nước nguội thì lấy ngâm rửa còn phần cái vò nát đắp trực tiếp vào vùng hậu môn.

  • Khi bị bệnh trĩ ra máu: dùng bài thuốc gồm 10g hoa hòe và 20g hoa mướp. Hai thành phần này đem hãm chung với nhau bằng nước sôi trong 20 phút. Với lượng nguyên liệu này có thể hãm lấy nước vài lần, dùng như nước trà thường uống.
  • Dùng củ ấu: lấy vỏ củ ấu đem sấu khô, đốt tồn tính, tán thành bột mụn. Khi dùng chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai thì lấy bột này trộn thêm với dầu vừng để tạo thành hỗn hợp và đắp ở hậu môn hoặc bôi như thuốc.
  • Triệu chứng của bệnh trĩ có kèm hiện tượng phù nề, đau rát: phượng nhãn thảo và hoa mào gà mỗi vị 10g. Đem cả hai đi sắc với nồi nước trong 10 phút, cũng dùng nước này để ngâm rửa cho hậu môn.

  • Dùng hoa mướp đắng rửa sạch, giã nát rồi dùng đắp vào vùng hậu môn. Áp dụng cách này cho các trường hợp bệnh trĩ sau sinh bị lòi búi trĩ ra ngoài do thường xuyên rặn nhiều, rặn mạnh khi đi đại tiện.
  • Ăn cháo vừng đen: 30g vừng đen, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, 100g thịt heo nạc. Vo gạo và đổ 250ml nước và nấu cháo, hạt vừng xay nhuyễn rồi cho vào nấu chung, thịt nạc rửa sạch băm nhỏ và cho vào khi cháo gần nhừ. Dùng món cháo này 3-5 ngày, hâm nóng khi ăn. Một nồi cháo chia ăn 2 bữa.
  • Ăn chè đu đủ chữa bệnh trĩ sau sinh: đu đủ chín cần 300g, thêm 30g đường trắng. Đu đủ mua về gọt bỏ vỏ và phần hạt rồi dùng máy xay xay nhuyễn. Cho đu đủ vào nổi nhỏ, đến khi gần sôi thì cho đường vào khuấy đều. Món chè này rất bổ dưỡng, vừa cung cấp chất dinh dưỡng, vừa chữa táo bón cho chị em sau sinh.
  • Ngâm chân trong nước ấm: đây là mẹo dân gian nhiều người biết đến. Kinh nghiệm của ông bà là dùng nước ấm pha muối để ngâm chân kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng sẽ kích thích 6 dây thần kinh quan trọng và nhiều huyệt đạo ở chân . Phương pháp này thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường chức năng của các bộ phận trong cơ thể, tăng cường nhu động trong ruột già giúp bà mẹ mới sinh phòng tránh và trị được bệnh trĩ sau sinh hiệu quả, tốt cho mẹ, an toàn cho con.

chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai và sau khi sinh

  • Mẹo chườm đá lạnh điều trị bệnh trĩ cho bà bầu: dùng khăn nhúng vào nước lạnh hoặc gói cục đá, sau đó đắp vào hậu môn. Đá lạnh sẽ giúp những chỗ bị sưng tấy nhanh xẹp và giảm nhanh cảm giác đau đớn, nhất là sau khi đi đại tiện.
  • Vệ sinh vùng hậu môn kĩ và đúng cách: những tác động hằng ngày như lau, chùi, xối rửa có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh trĩ của thai phụ. Tốt nhất nên dùng khăn ẩm và mềm lau nhẹ nhàng cho hậu môn, việc dùng giấy vệ sinh có thể gây trầy xước, nhiễm trùng nặng hơn cho hậu môn. Đây là một trong những khâu quan trọng khi chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai và sau sinh bởi cơ thể họ rất nhạy cảm, nếu bị nhiễm trùng sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ v 24; con.
  • Ngâm rửa bằng nước ấm: nhiệt độ ấm sẽ kích thích các búi trĩ bớt sưng đau, kích thích tuần hoàn máu ở hệ thống tĩnh mạch.
  • Ăn uống chữa bệnh trĩ cho bà bầu: chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và chúng cũng có tác động lớn đối với bệnh trĩ. Kết hợp bổ sung nhiều chất xơ với việc uống thật nhiều nước mỗi ngày sẽ hạn chế bị táo bón, đầy lùi bệnh trĩ dần dần.
  • Vận động nhẹ: những động tác nhẹ nhàng sẽ giúp bàn bầu thư giãn gân cốt. tăng cường sức khỏe đồng thời phòng tránh và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả bất ngờ. Không cần tập luyện phức tạp, chỉ cần đi bộ thư giãn nơi thoáng mát cũng được, nếu có điều kiện nên tập kegel, chúng được khuyến cáo đặc biệt cho phụ nữ mang thai.

Next Post Previous Post