Chữa Quai Bị Bằng Mẹo Dân Gian Cực Hay
Chữa quai bị bằng mẹo dân gian cực hay đã được ông bà ta từ xa xưa truyền lại với cách làm hết sức đơn giản, không cầu kì nhưng cho tác dụng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh.
Quai bị là bệnh dễ lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh tới người lành. Do đó, để tránh bệnh bùng phát thành đại dịch một khi thấy mình có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên ở trong phòng, cách ly với những người xung quanh. Tuyệt đối không đến những nơi tập trung nhiều dân cư như bệnh viện, trường học.
Nếu trong gia đình có người bị thủy đậu cũng hãy đảm bảo cách ly bằng cách dùng riêng tất cả các đồ đạc đặc biệt là đồ dùng cá nhân như bát đũa, bàn chải, khăn mặt, khăn tắm... Khi mang đồ ăn thức uống vào cho người bệnh phải đeo khẩu trang. Bị bệnh quai bị kiêng gì?
Đây là 2 việc bạn phải kiêng kỵ phổ biến thường được nhắc nhau khi chẳng may mắc quai bị. Vì gió và nước lạnh thường làm vùng má mắc quai bị sưng và đau hơn. Nhiều người hay thắc mắc vậy quai bị có tắm được không, nếu phải kiêng nước? Câu trả lời là có.
Không những có thể tắm được mà điều này còn cần thiết để làm sạch cơ thể, triệt tiêu các vi khuẩn, virus. Trong lúc tắm người bệnh cần tắm bằng nước ấm và tắm thật nhanh chóng, tuyệt đối không nên ngâm mình trong bồn nước quá lâu.
Những món ăn có vị chua như cóc, sấu, me, dưa chua, cà muối không dành cho người mắc quai bị. Lý do là bởi những thực phẩm này làm tăng tiết nước bọt, chỗ quai bị sẽ sưng to lên. Tương tự, những đồ nếp (xôi, bánh chưng) cũng gây ra tình trạng này.
Lúc này cơ thể khá mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi. Nếu không có việc gì cấp thiết bạn nên dành thời gian thư giãn, không nên vận động tay chân nhiều khi đang mắc bệnh.
Bạn chắc chắn đã nghe tới hạt gấc làm xôi, nhưng bạn đã bao giờ biết đến công dụng chữa viêm, tiêu sưng của nó chưa? Có một cách chữa quai bị bằng mẹo rất hiệu nghiệm đó là: bạn đem hạt gấc chặt đôi, mài lấy bột và hòa vào rượu cùng giấm để xoa vào vết quai bị.
Mỗi ngày bạn thử áp dụng một vài lần thì vết quai bị sẽ bớt sưng tấy và giảm đau đớn. Đối với chữa quai bị bằng mẹo dân gian bằng hạt gấc, bạn cũng làm theo cách khác như có thể giã nhỏ hoặc đốt cháy hạt gấc thành than rồi gói trong một cái khăn xô, nhúng vào dầu vừng rồi đắp vào hai bên má. Cách này đỡ mất công hơn khi bạn không phải bôi đi bôi lại nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra, hạt gấc thì lá gấc cũng có công dụng giảm nhanh cơn đau quai bị. Ông bà ta thường chữa quai bị bằng mẹo dân gian lấy lá gấc, lá cà na và lá độc dược rửa sạch, giã nát và trộn chung với nhau, đắp lên má.
Nếu không tìm mua được lá cà na và lá độc dược, thì bạn có thể sử dụng một cách chữa quai bị bằng mẹo khác với lá trầu không và lá thuốc lào. Hai loại lá này ngoài việc hay được dùng để cầm máu vết thương hở, đánh gió cũng có tác dụng khá tốt trong giảm viêm, tiêu sưng. Bài thuốc chữa quai bị bằng mẹo dân gian bằng việc trộn lá trầu và thuốc lào theo tỉ lệ 1:1, sau đó giã lấy nước cốt, bôi liên tục vào vùng sưng tấy cho đến khi nó xẹp hẳn .
Thêm một cách chữa quai bị bằng mẹo dân gian bằng thuốc bôi ngoài nữa để bạn tham khảo, đơn giản hơn rất nhiều đó là tỏi giã nát, hòa chung vào giấm. Từ lâu, đôi tỏi - giấm được biết tới có kháng sinh thiên nhiên, rất "nặng đô" cho các vết sưng tấy và đẩy lùi lập tức những cơn đau. Tuy nhiên, cách chữa quai bị bằng mẹo này bạn không nên áp dụng nhiều, bởi chất kháng sinh và a-xít trong giấm sẽ làm đau rát khuôn mặt và ảnh hưởng ít nhiều tới da bạn.
Ngoài các cách chữa quai bị bằng mẹo dân gian để can thiệp trực tiếp vào vùng sưng đau, thì bạn nên áp dụng thêm những món ăn hỗ trợ tích cực cho việc điều trị khác như chữa quai bị bằng gừng, dùng cải trắng, bạc hà, khổ qua...Nếu bạn tự tin vào khả năng bếp núc "siêu đẳng" của mình, thể hiện ngay với những món ăn như: đậu xanh ninh nhừ nấu cải trắng, chè đậu xanh, chè đậu tương, khổ qua nhồi thịt. Thực đơn của bạn sẽ vừa đa dạng lại có ích trong điều trị quai bị nữa đó.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.