Cách Chữa Bệnh Chàm Sữa Ở Trẻ Em An Toàn Hiệu Quả
Hiểu hơn về bệnh chàm sữa ở trẻ em
Trẻ em có sức đề kháng kém và cơ địa nhạy cảm nên rất dễ mắc bệnh, nhất là các bệnh ngoài da và bệnh chàm sữa là một trong số những bệnh mà trẻ hay gặp nhất. Thực tế việc trị bệnh không khó nhưng không phải ai cũng biết cách áp dụng cho đúng. Trong bài viết hôm nay, chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những cách chữa bệnh chàm sữa dứt điểm, phòng chống bệnh tái phát hiệu quả.
Bệnh chàm sữa ở trẻ em là gì?
Đối tượng nào dễ mắc bệnh chàm sữa
Bệnh thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Lúc này, sức đề kháng còn yếu và da rất nhạy cảm nên rất dễ mắc phải các bệnh ngoài da. Thực chất bệnh này xuất hiện là do tình trạng rối loạn miễn dịch của cơ thể dễ làm ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da. Chính vì vậy mà các tác nhân như vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh.
Những trẻ thường xuyên phải sống trong môi trường ô nhiễm, thời tiết khắc nghiệt cũng có thể trở thành nạn nhân của căn bệnh chàm sữa.
Các biểu hiện của bệnh chàm sữa
Hiểu hơn về các triệu chứng bệnh chàm sữa sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện bệnh sớm. Nhờ đó mà việc áp dụng các biện pháp chữa trị cũng sẽ đơn giản hơn. Thông thường khi mắc bệnh này, các bé hay có những biểu hiện như sau:
- Nổi hồng ban ở nhiều vị trí trên cơ thể như hai bên má, trán, cổ, hai bên thái dương... Những biểu hiện này dễ nhầm lần với nhiều bệnh khác như bị nẻ, rôm sảy...
- Ngứa: những cơn ngứa xuất hiện thường xuyên làm trẻ hay khó chịu và quấy khóc. Vào buổi đêm, nhiệt độ và độ ẩm giảm nên những cơn ngứa càng tăng lên, làm cho trẻ khó chịu nhiều hơn.
- Khô da là một trong những đặc trưng mà khi mắc bệnh chàm sữa bé thường gặp phải. Bình thường da bé thường mịn màng và mềm mại nhưng khi mắc bệnh thì sẽ rất sần và thô ráp.
- Xuất hiện mụn nước ở vị trí xuất hiện hồng ban và thường rất ngứa. Nếu trẻ gãi nhiều sẽ làm những vết mụn nước bị vỡ ra. Lúc này các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Dấu hiệu đóng mài: thường xảy ra khi mụn nước đã vỡ và chảy dịch, dần khô tạo nên lớp vảy. Hiện tượng này có thể làm dày da.
- Trẻ khó chịu hay quấy khóc, kèm theo đó là chán ăn, ít bú... Khi những biểu hiện này kéo dài sẽ làm trẻ sụt cân, chậm phát triển.
Nhiều người hết sức chủ quan cho rằng những biểu hiện trên chỉ là bệnh ngoài da, sau một thời gian sẽ tự hết. Nhưng điều này hết sức sai lầm, nếu không được điều trị sớm những biểu hiện bệnh sẽ càng nặng và gây khó khăn hơn cho việc chữa dứt bệnh. Thậm chí, nhiều trẻ chuyển sang giai đoạn mãn tính, đến lúc lớn vẫn còn dấu hiệu bệnh. Nhiều bác sĩ còn cho rằng trẻ có thể chuyển từ bệnh chàm sữa sang bệnh chàm thể tạng, một loại bệnh khó điều trị hơn r̐ 5;t nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ em
Việc nắm được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như có các biện pháp điều trị và phòng chống bệnh hiệu quả hơn. Thông thường, trẻ nhỏ hay mắc bệnh chàm sữa là do:
- Sức đề kháng còn yếu, da nhạy cảm nên không đủ khả năng chống lại các tác nhân từ môi trường bên ngoài.
- Thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên: môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, lông thú nuôi... cũng có thể là tác nhân gây bệnh.
- Di truyền: nếu trong gia đình có thành viên có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ trẻ cũng bị mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ khác.
- Chưa biết cách chăm sóc da cho bé: việc vệ sinh cho bé, sử dụng kem dưỡng ẩm rất tốt nhưng nếu không thực hiện đúng cách sẽ làm da bé bị tổn thương. Điều này tạo điều kiện cho các tác nhân xâm nhập và gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ em.
Cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em an toàn hiệu quả
Thuốc bôi chữa chàm sữa ở trẻ em
Những biểu hiện của bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở những trẻ ở độ tuổi rất nhỏ. Vì vậy, việc dùng các loại thuốc bôi được xem là biện pháp tối ưu để giúp hạn chế tình trạng này. Thuốc bôi thường dễ sử dụng và có các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm có thể điều trị được các triệu chứng bệnh trong thời gian ngắn. Hơn nữa các loại thuốc bôi thường chữa tinh chất dưỡng ẩm giúp giảm ngứa và phục hồi da nhanh hơn.
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa chàm sữa được các chuyên gia khuyên dùng. Bạn có thể sử dụng: kem Bepanthen, kem bôi Eymovate, kem Dexeryl... bôi vào da của bé khi mắc bệnh.
Việc dùng các loại thuốc bôi cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Những thành phần của thuốc có thể gây phản ứng phụ mà bạn không thể biết được. Vì da của bé rất nhạy cảm nên ở lần đầu tiên sử dụng, bạn nên bôi trước ở một vùng da nhỏ, nếu không có phản ứng gì mới tiếp tục bôi lên các vùng da khác. Trong trường hợp da bé có dấu hiệu bị kích ứng thì nên liên hệ với bác sĩ để hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp x 917; lý kịp thời.
Cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em theo dân gian
Theo bác sĩ Trần Minh Tâm (Bệnh viện Nhi Đồng 1 - TPHCM): "Nếu bệnh chàm sữa ở mức độ nhẹ thì ba mẹ nên tìm cách điều trị bệnh cho bé ngay tại nhà. Vì môi trường ở bệnh viện có thể làm cho bệnh của bé trở nên trầm trọng hơn."
Trong dân gian vẫn lưu truyền khá nhiều bài thuốc điều trị các triệu chứng bệnh chàm sữa bằng nguyên liệu tự nhiên. Những cách này đã chứng minh về mức độ hiệu quả và an toàn trên khá nhiều trẻ. Bạn có thể áp dụng ngay một trong số những cách sau:
Không chỉ trong dân gian mà khoa học hiện đại cùng đã nghiên cứu và chứng minh dầu dừa chữa chàm sữa rất hiệu quả. Trong dầu dừa có chứa nhiều axit lauric, Phytonutrients, Polyphenol, Caprylic và Capric acid có khả năng kháng khuẩn, chống oxi hóa và làm lành những tổn thương trên da. Còn chất béo và vitamin E trong dầu dừa có khả năng tăng cường độ ẩm, giúp bảo vệ da hiệu quả.
Việc điều trị bệnh bằng nguyên liệu này được tiến hành như sau:
- Vệ sinh da của bé thật sạch rồi dùng dầu dừa thoa đều lên da
- Đợi khoảng 5 phút rồi tiếp tục thoa lớp khác lên da, chú ý massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm sâu vào da.
- Để khoảng 20 phút rồi dùng nước vệ sinh lại lớp dầu dừa trên da.
- Áp dụng mỗi ngày để man lại hiệu quả tốt nhất.
Nhiều chị em vẫn áp dụng cách dùng lá sim để trị bệnh chàm sữa cho con theo các bước như sau:
- Lấy một nắm lá sim rửa thật sạch rồi cho nước vào ngập nồi để nấu.
- Nấu cho đến khi hỗn hợp nước và lá sim cô đặc lại thành cao.
- Mỗi ngày dùng cao từ lá sim bôi lên vùng da bị tổn thương của bé.
- Kiên trì áp dụng trong một thời gian, những biểu hiện bệnh sẽ được đẩy lùi.
Lá trầu không gắn liền với văn hóa của dân tộc ta, đây cũng là nguyên liệu điều trị hiệu quả nhiều bệnh ngoài da. Các bà các mẹ vẫn hay dùng loại lá này để chữa bệnh chàm sữa cho bé. Do lá trầu không có khả năng sát trùng và diệt khuẩn. Trong tinh dầu còn có chữa nhiều chất chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn giúp hạn chế được các dấu hiệu bệnh chàm sữa trên da bé mà không gây kích ứng.
- Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt.
- Hòa thêm một ít nước cho loãng ra rồi dùng dung dịch này vệ sinh vùng da bị tổn thương cho trẻ.
- Để yên như vậy qua đêm rồi vệ sinh lại sạch sẽ vào hôm sau.
- Mỗi tuần áp dụng khoảng 2-3 lần.
Các thầy thuốc dân gian cho rằng lá ổi có khả năng giải độc, cầm máu và tiêu thũng hiệu quả. Còn các nhà khoa học lại thấy lá ổi chứa nhiều hoạt chất như tanin, axit guajavalic, cóalpha-limonen, axit maslinic, vitamin K có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm mà phòng chống oxi hóa hiệu quả.
- Lấy một nắm lá ổi rửa thật sạch rồi đun trong nước sôi khoảng 10 phút.
- Đợi nước nguội bớt rồi dùng để tắm cho bé. Kết hợp lấy bã lá chà xát lên vùng da bị tổn thương.
- Mỗi ngày thực hiện 1 lần, tốt nhất là nên làm trước khi đi ngủ.
Bạn có thể hiểu hơn về cách làm này qua bài viết:
Trà xanh không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn giúp điều trị bệnh chàm sữa cho bé rất tốt. Trong nguyên liệu này có chứa nhiều hoạt chất polyphenol, tanin có tác dụng sinh nhiệt, chống oxi hóa, kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt.
Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ thì việc điều trị bệnh chàm sữa bằng lá chè xanh được tiến hành như sau:
- Lấy một nắm lá trà xanh rửa thật sạch rồi đi nấu với nước cho sôi lên để cho tinh chất của lá tan ra trong nước.
- Đợi nước nguội bớt rồi cho bé ngâm mình trong nước lá tầm 10 phút.
- Áp dụng hàng ngày sẽ thấy các triệu chứng của bệnh giảm bớt.
Hiệu quả của các bài thuốc khá chậm nên mẹ cần phải kiên trì và thực hiện thường xuyên thì mới có hiệu quả. Đồng thời nên chọn những nguyên liệu sạch để không làm hại đến làn da mong manh của bé.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh chàm sữa tái phát
Ngoài việc áp dụng các biện pháp điều trị bệnh chàm sữa, bạn cũng nên áp dụng các biện pháp chăm sóc nhằm tăng cường sức đề kháng cho da. Những biện pháp này cũng giúp hạn chế nguy cơ tái phát của bệnh. Cụ thể, bạn nên thường xuyên:
- Vệ sinh cho bé thật sạch sẽ và đúng cách hàng ngày để hạn chế vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh ngoài da. Khi tắm cần dùng các loại sữa tắm dịu nhẹ, có độ pH phù hợp với da của bé để tránh kích ứng. Đồng thời không nên tắm quá lâu và tắm bằng nước quá nóng có thể làm khô da, mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, làm da bé bị kích ứng. Chú ý trong lúc tắm cần hết sức nhẹ nhàng, không để tổn hại trên da của bé.
- Cho trẻ mặc những trang phục được làm từ vải cotton, dễ thấm hút mồ hôi. Bên cạnh đó, bạn cần tránh cho trẻ sử dụng những chất liệu vải xù xì, quần áo chật chội, bó sát.
- Tránh nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể làm ảnh hưởng đến thân nhiệt cũng như sức khỏe của trẻ. Đồng thời cần giữ đủ ấm cho trẻ mỗi khi thời tiết chuyển mùa.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo, vật nuôi vì đây có thể là môi trường ẩn nấp của nhiều ký sinh trùng gây hại.
- Vệ sinh nhà của sạch sẽ, gọn gàng, tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường bụi bẩn khói bụi.
- Cung cấp đầy đủ dưỡng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ, hạn chế thực phẩm có thể gây kích ứng. Nếu trong giai đoạn bú sữa mẹ thì cần cung cấp nguồn sữa chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ cũng cần chú ý vào chế độ ăn của mình, thực phẩm mà mẹ sử dụng sẽ được bé hấp thụ lại qua sữa.
- Thường xuyên đưa trẻ đi khám định kì để bác sĩ kiểm tra, theo dõi và chỉ ra hướng điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Những thông tin trên đã giúp các mẹ hiểu hơn về những cách chữa bệnh chàm sữa ở trẻ em đang được áp dụng hiện nay. Nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn nhiều. Vì vậy, bạn không nên chủ quan mà cần phải tiến hành chữa trị cho bé càng sớm càng tốt. Nếu càng để lâu bệnh sẽ càng nặng và khả năng chữa dứt điểm bệnh sẽ khó hơn rất nhiều.