7 Cách Điều Trị Thoái Hóa Đốt Sống Cổ Tốt Nhất Nên Tìm Hiểu

Thứ Sáu, 04-05-2024

Cột sống cổ được cấu tạo xếp chồng lên nhau gồm 7 đốt sống: C1 - C7 và được chia làm hai phần chính: Phần trên C1 - C2 có vai trò nâng đỡ cổ và làm trụ cột. Phần dưới từ đốt sống C4 - C7 là đoạn thực hiện chức năng chuyển động. Các đốt sống hợp với nhau bởi 3 hệ thống khớp: đĩa đệm, đốt sống trước, liên gai sau và khớp bán động sang bên. Mặt khác, ống côt sống chứa tủy sống, lỗ liên hợp chứa rễ thần kinh và động mạch cột sống.

1.Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ2.Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ1. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc Nam2. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc Tây3.Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng Đông y4.Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thực phẩm chức năng5.Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp Chiropractic6.Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ7.Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng vật lý trị liệu

I. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ và những điều cần biết

cho biết: Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xảy ở vị trí giữa các đốt sống cổ bị lão hóa, dẫn tới hiện tượng sụn khớp giữa các đốt sống này bị mài mòn, hao tổn. Điều này dẫn đến cấu trúc xương khớp bị thay đổi và gây ra các triệu chứng đau đớn, hạn chế vận động ở người mắc bệnh.

Căn bệnh này thường gặp nhiều ở người lớn tuổi (trên 40 tuổi) hoặc những người lao động thường phải vận động cổ nhiều như công nhân khuân vác, thợ may, nhân viên văn phòng, nha sĩ...

1/ Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, chấn thương, bệnh tật và rất nhiều yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh, bao gồm:

  • Viêm xương khớp.
  • Loãng xương.
  • Viêm khớp dạng thấp.
  • Nhiễm trùng.
  • Hẹp cột sống hoặc hẹp ống tủy sống.
  • Thoát vị đĩa đệm.
  • Các chấn thương cấp tính đột ngột. Chẳng hạn như những chấn thương ở cổ có thể xảy ra trong một vụ tai nạn xe cộ, trong chơi thể thao hoặc té ngã từ trên cao xuống.
  • Một số các yếu tố khác như: thừa cân béo phì, lười vận động, suy dinh dưỡng, tư thế vận động hoặc tư thế ngủ không đúng cách, lạm dụng chất kích thích,...

Nếu bạn nhận thấy cơ thể mình có thể có nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ, hãy đến gặp các chuyên gia về cột sống và nhận lời khuyên từ họ. Bằng cách thực hiện các điều chỉnh nhỏ trong lối sống sinh hoạt, bạn có thể làm giảm hoặc làm chậm tác động của các yếu tố nguy cơ gây nên thoái hóa cột sống cổ.

2/ Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

Khi thoái hóa đốt sống cổ tìm gặp bạn, cơ thể bạn có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Người bệnh có cảm giác cổ bị cứng lại.
  • Khó cử động và thấy đau mỗi khi cúi xuống.
  • Cảm giác đau nhức vùng cổ lan xuống ban đầu.

  • Xuất hiện đau đầu không rõ nguyên nhân.
  • Cử động ở cổ bị vướng và đau.
  • Người bệnh có cảm giác cổ bị vẹo.

  • Đau đầu vùng trán và chỏm, cơn đau làn từ gáy xuống bả vai rồi lan ra một bên cánh tay.
  • Cổ cứng và đau đớn nhiều.
  • Tê và mất cảm giác ở bàn tay và cánh tay, ở trường hợp nặng có thể gây liệt chi trên.
  • Ngoài ra còn có triệu chứng chóng mắt khi ngồi dậy hoặc năm xuống.

Bởi vì các nêu trên có thể trở nên trầm trọng hơn và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và gây hại cho cơ thể. Cách tốt nhất để loại trừ các lo ngại về thoái hóa đốt sống cổ là hãy lên lịch khám sức khỏe với một chuyên gia y tế để được chẩn đoán sớm và tư vấn hướng điều trị kịp thời.

II. 7 Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ là nhằm làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe tổng thể, cải thiện tính linh hoạt và duy trì chức năng của đốt sống cổ.

Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà việc lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ sẽ khác nhau ở mỗi cá nhân. Trên thực tế hiện nay, các cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến bao gồm:

#1- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc nam

Sử dụng thuốc nam là một xu hướng điều trị của khá nhiều người bệnh hiện nay, đây là một phương pháp được đánh giá là gần gũi với người bệnh, đơn giản, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tương đối và an toàn. Điển hình các bà thuốc nam thường được áp dụng trong điều trị thoái hoá đốốt sống cổ như: bài thuốc từ hạt gấc, cỏ trinh nữ, lá lốt, lá đinh lăng, cây đau xương...

Nếu như theo y học cổ truyền, hạt gấc có vị đắng, tính ôn và tác dụng chống sưng viêm, giảm đau nhức xương khớp và đau do chấn thương. Thì theo các nghiên cứu mới đây,thành phần bên trong hạt gấc lại có nhiều hàm lượng các chất tannin, lipit cùng nhiều loại vitamin có tác dụng giảm nhanh các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ và hỗ trợ điều trị bệnh khá tốt.

  • Với bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị 2 -3 quả gấc chín cây và 2 lít rượu gạo.
  • Tiến hành lấy hạt gấc chín, bóc bỏ lớp màng, rửa sạch và để ráo nước.
  • Sao vàng hạ thổ và tách vỏ ngoài ra rồi cho vào bình thủy tinh.
  • Đổ thêm 2 lít rượu gạo vào bình và ngâm trong vòng 10 ngày đến 1 tháng.
  • Sau đó, cứ mỗi lần đau, bạn dùng loại rượu gấc này để xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng cơ thể bị đau sẽ có tác dụng giảm đau tốt.
  • Hoặc có thể dùng một miếng bông gạc sạch, tẩm rượu gấc cho ướt rồi đắp lên vùng cổ từ 30 - 40 phút để làm giảm đau, cứng cổ do thoái hóa.

Cỏ trinh nữ là thảo dược có tính hàn, hơi se có khả năng làm giảm đau nhức xương khớp do thoái hóa cột sống. Sách đông y cho biết, là cây và cành của cỏ trinh nữ có tác dụng thanh can hỏa, tiêu tích, an thần, giải độc. Rễ cây có công dụng chỉ khái hóa đàm, hòa vị, tiêu tích,...

  • Bài thuốc này thực hiện bằng cách lấy 20 - 30 g rễ trinh nữ thái mỏng, tẩm ít rượu sau đó rang vàng lên trên bếp lửa.
  • Cho lượng trinh nữ đã được rang vàng vào nồi nước và sắc với lượng nước khoảng 400ml.
  • Đun cho đến khi nước trong nồi còn lại khoảng 100ml là tắt bếp.
  • Chia lượng nước thành 2 phần và uống 2 lần trong ngày.

Cây đau xương được sử dụng làm vị thuốc trong các bài thuốc để trị các chứng bệnh, trong đó có trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Với thành phần ancaloit phong phú, đây là một chất có tác dụng giảm đau, chống viêm tự nhiên giúp khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.

  • Bài thuốc đắp: Dùng cây đau xương giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vùng cổ bị thoái hóa.
  • Bài thuốc ngâm rượu: Thân cây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng cho vào bình rồi đổ ngập rượu và tiến hành ngâm. Khi dùng, lấy một ly nhỏ và uống 3 lần mỗi ngày để giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh.

#2- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng thuốc tây

Thuốc tây là hướng điều trị thoái hóa đốt sống cổ phổ biến, một số loại thuốc thường dùng hiện nay như:

  • Paracetamol là lựa chọn ưu tiên có tác dụng cân bằng giữa hiệu quả mong muốn và tác dụng phụ. Có thể dùng đơn chất hoặc phối hợp với các chất giảm đau trung ương như codein, dextropropoxiphene... Hoặc các bác sĩ sẽ dùng tramadol khi người bệnh không đáp ứng với các thuốc giảm đau trên. Opioids ngắn ngày và liều thấp có thể được chỉ định ở các thể đau tăng nặng.
  • : Voltaren, Felden, Diclophenac... là các thuốc thuộc nhóm này có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm. Đối với các thuốc này, liều dùng cần giảm liều ở người già và thận trọng với những người suy gan, thận, suy tim.
  • : Đây là nhóm thuốc chống thoái hóa có tác dụng chậm, một số thuốc được chỉ định là piascledine 300mg/ngày; glucosamine sulfate 1500mg/ngày dùng đơn độc hoặc phối hợp với chondroitin sulfate; diacerein 50mg x 2 viên/ngày.
  • : Gabapentin 600 - 1200mg/ngày (bắt đầu với liều thấp) và Pregabalin 150 - 300mg/ngày (bắt đầu với liều thấp) hoặc các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), mecobalamin được chỉ định khi bệnh nhân bị đau thần kinh kiểu rễ.
  • Tiêm cortisone cục bộ có thể làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau mà bệnh nhân phải trải qua trong thời gian dài. Đặc biệt, không nên tiêm loại thuốc này quá 3 lần trên cùng một khớp mỗi năm.

Các thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm là nhóm thuốc điều trị mới, đặc biệt có hiệu quả với các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ xuất hiện muộn. Cơ chế hoạt động của các thuốc này là kích thích tế bào sụn khớp sản xuất ra proteoglycan có cấu trúc bình thường hoặc làm giảm sự hư hỏng của sụn khớp. Ngoài ra, các loại thuốc này còn có tác dụng bôi trơn và sản sinh sụn khớp, làm chậm quá trình lão hoá và mất chất proteoglycan trong các khuôn sụn...

#3- Đông y chữa thoái hóa đốt sống cổ

Luận trị của Đông y cho rằng, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý thuộc phạm vi chứng tý. Căn nguyên của bệnh là do sự xâm nhập của các yếu tố làm cho khí huyết bị ngưng trệ, gây tắc nghẽn, không thông và dẫn đến các triệu chứng đau nhức, cứng cổ.

Ngoài ra, chứng bệnh này xảy ra ở người già có thể do can thận hư tổn hoặc bệnh tật lâu ngày làm cho việc lưu thông khí huyết trong cơ thể bị hạn chế. Thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư nên gây ra bệnh hoặc cũng có thể do việc nằm ngủ sai tư thế và một số yếu tố khác.

Dựa vào những cơ sở đó, các bài thuốc đông y trị thoái hóa đốt sống cổ chủ yếu tập trung đi sâu vào căn nguyên gây bệnh bằng cách thúc đẩy lưu thông khí huyết ở bên trong và ngăn cản các yếu tố xâm nhập ở bên ngoài, từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa khả năng bệnh tái phát.

Tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ bệnh tình mà các bài thuốc áp dụng cho người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ cũng khác nhau. Một số bài thuốc phổ biến bao gồm:

  • : Tam thất 3g, cam thảo 6g, cát căn 15 g, quế chi, bạch thược, đương quy, xuyên khung, thương truật, mộc qua mỗi vị 9g, sinh khương 3 lát, táo 3 trái.
  • Sắc các vị thuốc trên với nước ròi dùng để uống, mỗi ngày 1 thang.

  • : Ngưu tất, thục địa, đan sâm mỗi vị 12g, đương quy, bạch thược, tỏa dương, tri mẫu, hoàng bá, quy bản, thỏ ty tử, kê huyết đằng mỗi loại 9g.
  • Sắc các vị thuốc trên với 4 chén nước cho đến lúc nước cạn còn 1 chén, đổ thêm 3 chén nước vào và tiếp tục sắc đến khi còn lại một chén. Chia đều uống 3 lần mỗi ngày.

  • : Tam thất 3g, đởm nam tinh, bán hạ, bạch giới tử, ngũ vị tử mỗi loại 10g, cát cánh 6g, phục linh, trần bì, địa long mỗi loại 12g.
  • : Các vị thuốc trên đem sắc với nước, mỗi ngày uống 1 thang.

  • : Hoàng kỳ 18g, kê huyết đằng 15g, xích thược, bạch thược mỗi loại 12g, quế chi, cát căn mỗi loại 9g, sinh khương 6g, táo 4 trái.
  • Sắc các vị thuốc trên với nước rồi dùng nước để uống mỗi ngày 3 lần. Uống liên tục cho đến khi khỏi bệnh.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng đông y chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, chưa gặp phải các biến chứng. Mặt khác, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải thật kiên trì vì liệu trình điều trị thường kéo dài và mang tính suốt đời.

#4- Điều trị bằng thực phẩm chức năng

Một số các loại thực phẩm chức năng được bày bán ở các tiệm thuốc trên thị trường có công dụng hỗ trợ điều trị, giúp người bệnh thoái thóa đốt sống cổ giảm đau nhức, mệt mỏi, cải thiện tinh thần và hoạt động của người bệnh một cách nhanh chóng hơn.

Mặc dù thực phẩm chức năng không gây ra các tác dụng phụ như thuốc tây, nhưng các loại thuốc này chỉ được áp dụng cho mục đích hỗ trợ điều trị chứ không thể dùng để thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, trước khi sử dụng người bệnh cần cân nhắc và tìm hiểu kĩ về các loại thực phẩm chức năng mà bạn muốn sử dụng. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng loại thực phẩm chức năng phù hợp với tình trạng của bạn.

#5- Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp Chiropractic

Chiropratic là phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ được áp dung khá phổ biến hiện nay. Kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích kéo giãn, nắn chỉnh cột sống, điều chỉnh sai lệch và giải phóng chèn ép thần kinh, từ đó giúp làm giảm đau, kích thích các mô xương bị tổn thương phục hồi tổn thương nhanh chóng.

Ngoài ra, trong quá trình thực hiện phương pháp Chiropratic để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp thêm vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, laser cường độ cao... để mang lại kết quả điều trị bệnh tốt nhất.

Mặt khác, nếu thoái hóa đốt sống cổ gây tổn thương các mô mềm xung quanh như dây chằng, gân, cơ thì có thể áp dụng thêm một số biện pháp giảm đau, kháng viêm như sóng ngắn, sóng siêu âm, sóng xung kích để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

#6- Châm cứu chữa thoái hóa đốt sống cổ

Theo Y học Trung Hoa thì nguyên lý của châm cứu là dựa trên hoạt động của Khí trên cơ thể. Bình thường, Khí sẽ chạy dọc trong cơ thể theo chiều thuận để cân bằng âm dương. Khi dòng vận chuyển này bị tắc nghẽn hoặc gián đoán vì một nguyên nhân nào đó sẽ khiến cho cân bằng âm dương bị đảo lộn, cơ thể bắt đầu xuất hiện các cơn đau. Liệu pháp châm cứu có khả năng giải quyết vấn đề ngưng trệ của khí huyết, khôi phục hệ cân bằng âm dương và t& #7841;o ra phản ứng tự nhiên của cơ thể trong việc điều trị bệnh.

Mặt khác, theo giải thích của các nhà khoa học, liệu pháp châm cứu còn có khả năng kích thích cơ thể sản xuất ra hormone endophin, một loại chất tự nhiên làm giảm đau, thúc đẩy lưu thông máu và cải thiện hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là một phương pháp được đánh giá là hữu hiệu và đem lại kết quả điều trị khá cao. Tuy nhiên, liệu pháp này đòi hỏi phải có hướng dẫn và thực hiện bởi người có trình độ chuyên môn mới mang lại hiệu quả điều trị. Tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này

#7- Chữa bằng phương pháp vật lý trị liệu, yoga

Vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ bao gồm việc sử dụng nhiệt trị liệu hoặc điện trị liệu để tác động vào vùng bị tổn thương. Ngoài ra, các bài tập phục hồi chức năng cũng mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt.

* Nhiệt và điện trị liệu trong vật lý trị liệu bao gồm:

  • : Sóng siêu âm có khả năng kích thích tuần hoàn máu lưu thống, cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp và làm tăng tính linh hoạt của khớp xương. Từ đó làm giảm đau và hạn chế tình trạng dính khớp.
  • : Phương pháp này sẽ tác động vào hệ thống xương khớp giúp tăng tuần hoàn máu, tăng nuôi dưỡng đến vùng tổn thương, làm giảm đau, giảm viêm tốt hơn cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • : Cơ chế hoạt động của phương pháp này ức chế đường dẫn truyền thần kinh để làm giảm cảm giác đau đớn, cứng cổ do thoái hóa đốt sống cổ.
  • : Kích thích quá trình tái tạo mô, gây tê và làm giảm đau nhức hữu hiệu.

Kết hợp một trong các phương pháp điều trị trên với một số bài tập phục hồi chức năng hoặc kết hợp xoa bóp, chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở cổ cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ hồi phục nhanh chóng hơn.

Yoga giúp cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ có thể cải thiện tình hình bệnh của mình bằng cách tăng cường độ dẻo dai, tính linh hoạt của các cơ bắp xung quanh cột sống cổ.

Mặt khác, yoga còn có tác dụng cải thiện tinh thần của người bệnh, giúp người bệnh thoải mái, thư giãn hơn, giải phóng những mệt mỏi, đau đớn do bệnh tật gây nên.

Tùy theo mức độ bệnh tình và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà việc lựa chọn phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ cũng khác nhau ở mỗi cá nhân người bệnh. Tuy nhiên, điều trị sớm sau khi phát hiện là quan trọng để tránh tình trạng bệnh diễn biến trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Next Post Previous Post