15 Cách Trị Ho Đờm Cho Bé 7 Tháng Tuổi Đơn Giản Và Hiệu Quả Nhất

Ho có đờm là gì ?

Ho là một phản xạ có lợi cho cơ thể, giúp đẩy bụi và các dị vật, các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên khi cơn ho kéo dài, đó là biểu hiện của bệnh lý ở trẻ.

Ho có thể là ho khan không có đờm, hoặc ho có kèm theo đờm. Khi bé bị ho có đờm, điều đó có nghĩa là có nhiễm trùng hoặc viêm trong hệ thống hô hấp của bé.

Ho có đờm là tình trạng người bệnh bị ho và có cảm giác nặng ngực, ho khạc ra chất nhầy và dịch đờm. Bé thường thấy nghẹt thở và khó thở, người mệt lả.

Trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi khá khó khăn do hệ miễn dịch của bé còn yếu, rất dễ bị ho và lặp đi lặp lại. Bác sĩ thường hạn chế chỉ định thuốc kháng sinh hay thuốc tây y để điều trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi.

Nguyên nhân gây ho có đờm ở trẻ 7 tháng

Ho có đờm thường là dấu hiệu cơ thể con bạn đang cố gắng loại bỏ chất gây kích ứng, từ chất nhầy đến vật lạ. Nguyên nhân phổ biến của ho có đờm bao gồm:

Cảm lạnh, cảm cúm đều có thể dẫn đến ho dai dẳng cho trẻ. Cảm lạnh có xu hướng gây ho nhẹ đến trung bình; cảm cúm chủ yếu ho nhiều vào ban đêm. Những nhiễm trùng virus này không được điều trị bằng kháng sinh, nhưng có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc khác. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc ho thảo dược dùng cho trẻ sơ sinh.

Hen suyễn có thể khó chẩn đoán, vì các triệu chứng khác nhau ở trẻ. Nhưng ho khò khè , có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, là một trong nhiều triệu chứng hen suyễn. Điều trị hen suyễn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và có thể bao gồm tránh các tác nhân như ô nhiễm, khói bụi hoặc nước hoa.

Dị ứng hoặc viêm xoang có thể gây ho dai dẳng, cũng như ngứa họng, chảy nước mũi , chảy nước mắt , đau họng hoặc phát ban . Thăm khám bác sĩ để biết bé để tìm ra chất gây dị ứng gây ra ho ở trẻ. Chất gây dị ứng có thể bao gồm thức ăn, phấn hoa , lông thú cưng và bụi, cũng có thể là dị ứng do thuốc

Với trẻ đang ở độ tuổi dưới 1 tuổi, sữa mẹ là một loại "thuốc" kỳ diệu trong phòng chống bệnh tật cho bé. Vì vậy, trẻ 7 tháng tuổi không cần bất kỳ loại thuốc nào ngoài sữa mẹ khi bị cảm lạnh, ho để chống lại virus và vi khuẩn. Sữa mẹ có chứa kháng thể, giúp cho bé có khả năng miễn dịch chống lại tất cả các loại virus, vi khuẩn.

Khi trẻ có dấu hiệu cảm,ho hay bất kỳ một bệnh nào thì cần cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường.

Với trường hợp trẻ ho không khỏi cần đưa bé đi khám ngay.

Tác dụng của nước muối sinh lý là giúp làm sạch lớp vảy cứng đóng trong niêm mạc mũi, rửa trôi dịch nhầy có trong mũi và họng cũng như các loại bụi bẩn, phấn hoa khác bám vào.

Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% giúp rửa sạch vi trí viêm, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi ổ viêm.

Nếu bé ho nhiều vào ban đêm, có thể rửa mũi họng cho bé trước khi đi ngủ Nước muối nhỏ mũi là an toàn cho bé

Giữ cho em bé và tay của bạn được sạch sẽ bằng khăn lau hoặc xà phòng kháng khuẩn.

Điều này giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, virus từ tay lây nhiễm qua đường hô hấp, sẽ làm bệnh tồi tệ hơn.

Bé hay bạn đều tiếp xúc rất nhiều người, nhiều vật có nghĩa là bạn cũng sẽ trao đổi rất nhiều vi khuẩn, vi trùng. Lúc bạn chăm sóc bé vô tình sẽ làm cho bé nhà bạn nhiễm vi khuẩn, virus.

Bé dưới 1 tuổi đặc biệt là trẻ 7 tháng tuổi có hệ thống miễn dịch yếu ớt nên rất dễ bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài xâm nhập.

Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn duy trì thói quen này để giúp bé khỏe mạnh hơn.

Cơ thể bé 7 tháng tuổi rất non nớt, cần bảo vệ kỹ càng tránh các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào. Thời tiết Việt Nam thay đổi thất thường, khí hậu khắc nghiệt nên bố mẹ cần mặc quần áo đủ ấm cho bé, tránh các yếu tố thời tiết gây bệnh cho bé.

Khi trẻ bị ho có đờm,thường kèm theo các triệu chứng khó thở hơn bình thường.

Vì vậy, cố gắng giữ cho đầu của bé ở tư thế nâng cao khi bé ngủ. Điều này tạo điều kiện cho bé dễ dàng trong việc thở, giúp đường hô hấp thông thoáng hơn.

Nước ép cà rốt tươi, pha loãng với nước đun sôi để nguội có thể dùng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Ngoài ra, cà rốt có tác dụng chống lại cảm lạnh và ho ở trẻ.

Dầu khuynh diệp được ông bà ta sử dụng từ rất lâu đời. Tinh dầu khuynh diệp được chiết xuất từ tinh dầu của lá bạch đàn, được dùng nhiều trong đời sống hàng ngày để thoa cho bé phòng tránh cảm cúm, cảm lạnh, ho, trúng gió

Khi bé ho khan, ho gió, ho có đờm, mẹ dùng dầu khuynh diệp thoa lên vùng lưng để cơ thể bé dần ấm lên và bé sẽ đỡ ho.

Tinh dầu khuynh diệp có hương thơm dịu mát và tác dụng làm mát da, là chất làm thông mũi khi bị cảm cúm và cảm lạnh, trị cảm cúm và giúp không bị ảnh hưởng của gió độc dùng khi đau nhức cơ và giúp làm lành chỗ da bị trầy xước.

Ngủ là cách đơn giản nhất để cơ thể tự phục hồi và chữa lành bệnh cho chính mình.

Nếu được ngủ đủ giấc, sức đề kháng sẽ được nâng cao, các tế bào bị hư tổn có nhiều thời gian để phục hồi, khỏe mạnh trở lại hơn; khả năng chống chịu bệnh tật của cơ thể cũng sẽ tốt hơn.

Có thể nói, "ngủ" là một cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất.

Vì vậy, những ngày bé bị ốm, bị bệnh, mẹ nên cho bé ngủ nhiều hơn.

Cho trẻ tắm nước ấm là một phương pháp hiệu quả để điều trị ho có đờm, ho kéo dài.

Nước ấm sẽ giúp cơ thể trẻ thư giãn. Khi hít phải hơi nước ấm nóng, trẻ sẽ hít thở dễ dàng hơn, đờm trong cổ họng cũng loãng ra, cổ họng dễ chịu hơn,làm dịu các cơn ho lâu ngày

Phương pháp này áp dụng cho trường hợp trẻ đã biết ăn dặm. Các loại súp, trái cây dinh dưỡng có thể không làm giảm cơn ho nhưng nó đảm bảo cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ để chống lại bệnh tật.

Trong Tỏi có chứa hơn 20 hoạt chất có ích cho sức khỏe con người như: Vitamin E, C, canxi, sắt, selenium... và nhất là hoạt chất S-allyl cysteine có khả năng tăng cường miễn dịch.

Mặt khác, tỏi còn chứa allincin, có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong họng.

Theo Đông y, tỏi có tính ấm, đi vào phế kinh, thông ngũ tạng, tránh khí độc, giảm sưng đau, điều trị ho hiệu quả. Chưng cách thủy tỏi với đường phèn có thể trị dứt cơn ho dữ dội cho con nhanh chóng.

Dùng 2 - 3 tép tỏi

Tỏi đập giập, bỏ vào chén thêm chút muối và nước rồi chưng cách thủy khoảng 15 phút. Ngày uống 3 lần nếu ho nặng.

Ngày thứ 2 cũng làm như trên nhưng cho thêm 1 - 2 viên đường phèn. Nếu bạn không muốn chưng cách thủy có thể chuẩn bị nguyên liệu giống như trên cho vào đun nhỏ lửa đến khi còn 2/3 nước thì chắt ra uống.

Theo Đông y, củ cải có vị thanh mát, hạt củ cải có vị cay ngọt, tính bình thường được dùng cho các trường hợp đầy bụng không tiêu, viêm khí phế quản ho nhiều đờm, cách chữa khan tiếng, thổ huyết chảy máu cam, bệnh đái tháo đường và hội chứng lỵ.

Cách trị ho bằng củ cải trắng là một phương pháp chữa ho khá hiệu quả. Bài thuốc này có thể áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ.

Củ cải trắng: 200g

Nước lọc: 800g

Củ cải trắng còn tươi, rửa sạch

Dùng dao gọt sạch vỏ rồi thái hạt lựu

Cho củ cải vào nồi, thêm 800ml nước lọc vào xâm xấp mặt củ cải

Đun sôi củ cải trong vòng 15 phút sau đó để nguội rồi dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước cho con uống thành nhiều bữa trong cả ngày, có thể dùng thay nước lọc rất tốt trong việc làm tan đờm ở cổ họng.

    Bài thuốc có thể áp dụng được cho trẻ nhỏ từ 8 tháng tuổi trở lên.

Diếp cá có vị cay, chua, mùi tanh, tính mát, đi vào phế kinh, công dụng tán khí, tán ứ. Sử dụng diếp cá để chống viêm đường hô hấp trên hiệu quả.

Một sự kết hợp hoàn hảo giữa lá diếp cá và nước vo gạo loại bỏ được mùi vị khó chịu của lá diếp cá mà còn có tác dụng nhanh hơn.

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá diếp cá, 300ml nước vo gạo
  • Cách làm: Lá diếp cá rửa sạch, cắt nhỏ, giã nát, cho thêm 300ml nước vo gạo, đun sôi
  • Liều dùng: uống thay nước chia làm nhiều lần trong ngày, liên tục từ 7-10 ngày đến khi dứt ho

- 500 g quất ngọt

- 100 g đường phèn

    : Quất rửa sạch, ngâm trong nước nửa tiếng với 1 thìa muối cho sạch hết bụi bẩn bên ngoài.

Sau đó vớt quất ra, cắt chéo hai đường trên đầu quả quất, bỏ hết hạt quất ra.

Nấu nước đường. Cho 1 bát nước vào nồi, đổ đường phèn vào đun cho đến khi đường tan.

Chưng quất: Khi đường tan, đổ quất vào nồi, vặn nhỏ lửa, đun cho đến khi quả quất hơi dẹt xuống thì tắt bếp.

Theo Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính ấm, có tác dụng bổ can thận, bổ dương, ôn trung hành khí, tán huyết giải độc, cầm máu, tiêu đờm... thích hợp chữa bệnh ho.

  • Nguyên liệu: Lá hẹ, đường phèn
  • Cách làm: Lá hẹ đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt nhỏ cho vào chén. Sau đó thêm đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy.

Đối với trẻ em, chắt lấy nước hẹ cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 2 - 3 muỗng, uống trong vài ngày trẻ sẽ giảm ho có đờm

Nếu có vấn đề gì thắc mắc, cha mẹ vui lòng liên hệ hotline 0985.607.655 để được đội ngũ Dược Sỹ của Pectolvan Ivy tư vấn hỗ trợ.

Xem bài viết gốc: bietdoitriho.com/cach-tri-ho-dom-cho-be-7-thang-tuoi/ Xem bài viết gốc: bietdoitrihopectolvanivy.blogspot.com/2024/03/15-cach-tri-ho-om-cho-be-7-thang-tuoi.html

Next Post Previous Post